II. một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cải cách NHTM Việt Nam trong thời gian tớ
2. Giải pháp vi mô
2.2. Tăng cờng và thực hiện hiệu quả các hình thức tái cấp vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cho hệ thống NHTM Việt Nam
đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cho hệ thống NHTM Việt Nam
Thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để bổ sung vốn cho các NHTM. Tuy nhiên, do NSNN còn hạn hẹp nên hiệu quả tái cấp vốn cha cao, số vốn điều lệ tại các NHTM vẫn cha đáp ứng đợc tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Vì vậy, với mục tiêu thiết lập các ngân hàng hoạt động an toàn, cung cấp các dịch vụ có chất lợng cao và có khả năng cạnh tranh, việc tái cấp vốn phải đợc thực hiện bằng những biện pháp cụ thể và đặc trng cho từng khu vực NHTM.
2.2.1. Đối với các NHTM quốc doanh:
Chính phủ và các NHTM quốc doanh cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Một là, bán các khoản nợ khó đòi cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN sẽ đợc thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian tới. Giải pháp này giúp tái cung cấp lại khoản vốn đã bị “ngừng hoạt động” hoặc bị “chôn vùi” vào bất động sản, mặt khác cải thiện tình hình tài sản Có nhằm làm trong sạch bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng.
Hai là, Nhà nớc nên dồn vốn cấp cho các NHTM quốc doanh để các ngân hàng này tăng dần năng lực tài chính, ổn định hoạt động. Số vốn này chỉ có thể có đợc khi Chính phủ không cấp vốn tản mạn cho các DNNN mà dồn cho các ngân hàng, sau đó ngân hàng cho vay lại đối với các DNNN với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thơng mại, nhng tối thiểu phải bằng lãi suất huy động vốn cùng loại tại thời điểm đó. Số vốn cho vay theo lãi suất này đúng bằng với kế hoạch cấp vốn của Bộ Tài chính và các Bộ liên quan cho các DNNN.
Giải pháp này cùng lúc đạt đợc nhiều mục đích: các NHTM có thể tăng vốn chủ sở hữu, đồng thời có điều kiện huy động vốn trong và ngoài nớc. Còn đối với doanh nghiệp, đành rằng Chính phủ cần thiết phải hỗ trợ về vốn, song nếu so sánh vốn Nhà nớc thực tế cấp cho DNNN với việc chuyển vốn cho các ngân hàng để cho vay buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn, kết quả kinh doanh sẽ cao hơn, từng bớc xoá bỏ bao cấp về vốn, giảm rủi ro cho Nhà nớc do ngân hàng cho vay theo khối lợng công việc thay cho việc cấp phát vốn của Nhà nớc không gắn với khối lợng công việc cụ thể. Mặt khác, trong khi NSNN còn hạn hẹp, nếu vẫn tiếp tục phân tán vốn cho cả DNNN và NHTM quốc doanh thì cả hai đều phải mất vài chục năm nữa mới có đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh trên thị trờng.
Ba là, Chính phủ tiến hành cổ phần hoá một tỷ lệ nhất định tại NHTM quốc doanh để bán cho các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nớc nhằm thu hút vốn; tìm mọi biện pháp để khuyến khích (có thể qua lãi suất hoặc cổ tức ) để…
huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân cho vay để tăng vốn điều lệ của ngân hàng dới hình thức mua trái phiếu.
Bốn là, Chính phủ cần phải tiến hành giảm các khoản thuế dịch vụ, thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thiểu phí thu sử dụng vốn NSNN (0%-2%) để tạo điều kiện cho các NHTM quốc doanh bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận tích luỹ hàng năm, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và tái đầu t tài sản cố định.
2.2.2. Đối với các NHTM cổ phần
Một là, bán các khoản nợ khó đòi cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN sẽ đợc thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Hai là, bán cổ phần cho Chính phủ, NHTM quốc doanh hoặc tổ chức nớc ngoài để tăng khả năng hoạt động kinh doanh.
Ba là, tiếp tục tăng vốn điều lệ bằng cách bán cổ phần cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nớc.
Bốn là, Chính phủ thông qua các NHTM quốc doanh bơm vốn tạm thời và bổ nhiệm ban lãnh đạo mới để cơ cấu lại các NHTM cổ phần yếu kém, sau đó bán lại cho các NHTM quốc doanh, kể cả cho các ngân hàng nớc ngoài.
Năm là, Chính phủ cần tiếp tục tiến hành giải thể hoặc sáp nhập các NHTM cổ phần yếu kém, mất khả năng thanh toán, chất lợng tín dụng thấp, khả năng sinh lời thấp và trình độ quản lý không đảm bảo yêu cầu an toàn và phát triển.