Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến quá trình tinh chế tinh dầu hương bà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu (Trang 47 - 48)

N TS = (%) v m (100 W)

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến quá trình tinh chế tinh dầu hương bà

quá trình tinh chế tinh dầu hương bài

Tinh dầu hương bài thô thu được sau quá trình trích ly ngoài các hợp chất tạo hương vị còn có các thành phần không mong muốn khác. Vì vậy, cần thiết phải tinh chế bằng phương pháp trích ly với hệ dung môi chọn lọc nhằm loại bỏ các thành phần không tạo hương vị, nâng cao độ tinh khiết của tinh dầu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tinh chế tinh dầu hương bài, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát 3 yếu tố chính: dung môi trích ly lại, số lần trích ly, tỷ lệ tinh dầu thô/dung môi. Hiệu suất thu nhận tinh dầu sạch và hiệu quả kinh tế là căn cứ chủ yếu để lựa chọn yếu tố công nghệ thích hợp. Dựa vào tài liệu tham khảo, các đề tài nghiên cứu trước và qua nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi tiến hành khảo sát các yếu tôi trên như sau :

- Dung môi trích ly lại: ete petrol; n-hexane; hệ dung môi ete petrol + n-hexane - Số lần trích ly lại (lần): 1, 2, 3, 4.

- Tỷ lệ tinh dầu thô/dung môi (g/ml): 1/10; 1/12; 1/14; 1/16; 1/18.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố nhất định thì các thí nghiệm đều được tiến hành ở các điều kiện công nghệ như nhau trừ yếu tố công nghệ đang được khảo sát. Sau khi đã lựa chọn được giá trị thích hợp của các yếu tố đã được nghiên cứu thì các giá trị đã được lựa chọn được cố định trong các thí nghiệm tiếp theo để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố còn lại. Việc lựa chọn các giá trị thích hợp của yếu tố công nghệ dựa vào hiệu suất thu nhận tinh dầu, chất lượng tinh dầu và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w