PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu (Trang 85 - 88)

70 1,88 2,09 a 95,43 Tinh dầu màu xậm, mùi thơm không đặc trưng

PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được bước đầu, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đã phân tích và đánh giá chất lượng nguyên liệu rễ hương bài của Việt Nam, từ đó xác định được nguyên liệu rễ cỏ hương bài Quảng Trị 2 năm tuổi có chất lượng tốt nhất, phù hợp cho mục đích thu nhận tinh dầu.

2. Đã lựa chọn được phương pháp khai thác tinh dầu thích hợp từ rễ hương bài là phương pháp trích ly động với dung môi trích ly là etanol 96%.

3. Xác định được công nghệ trích ly tinh dầu từ rễ hương bài (sơ đồ 3.1) với chế độ xử lý nguyên liệu và các điều kiện công nghệ trích ly như sau:

- Độ ẩm nguyên liệu: 10%

- Độ mịn nguyên liệu: 2mm < d ≤ 3mm - Số lần trích ly: 2 lần

- Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi : 1/16 (g/ml) - Tốc độ khuấy trộn: 400 vòng/phút

- Nhiệt độ trích ly: 600C

- Thời gian trích ly: 8h (lần 1: 4,5h, lần 2: 3,5h)

4. Xác định được các yếu tố công nghệ thích hợp cho việc tinh chế tinh dầu

hương bài (sơ đồ 3.2), đó là:

- Dung môi trích ly lại: hệ dung môi ete petrol và n-hexan (tỷ lệ 1:0,5) - Số lần trích ly lại: 3 lần

Với công nghệ trích ly và tinh chế tinh dầu hương bài như trên hiệu suất thu nhận tinh dầu đạt: 96,2% và chất lượng tinh dầu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (qua kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm).

KIẾN NGHỊ

Đề tài bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, khi có điều kỉện thuận lợi chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện ở qui mô xưởng thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ khai thác tinh dầu (Trang 85 - 88)