Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu chế biến trà từ hoa sim. (Trang 27 - 28)

2.6.1.1. Nhiệt độ sấy

Nhiệt độ sấy càng cao thì tốc độ sấy càng nhanh, quá trình sấy càng có hiệu quả cao nhưng không nên sấy trà ở nhiệt độ quá cao vì nó sẽ làm cho lớp màng bên ngoài khô quá nhanh tạo nên lớp vỏ cứng, hạn chế việc thoát ẩm trong búp trà và trà bị cháy có mùi khét, nư ớc trà sẽ bị đục. Ngược lại, nếu tốc độ tăng nhiệt chậm thì cường độ thoát ẩm yếu (Lê Bạch Tuyết, 1996).

2.6.1.2. Sự lưu thông không khí

Trong thiết bị sấy dòng không khí nóng có thể lưu thông hoặc song song cùng chiều hoặc ngược chiều với chiều chuyển động của sản phẩm ẩm.

Tốc độ lưu thông tự nhiên của không khí thường nhỏ. Do vậy thời gian th ường sấy kéo dài, chất lượng sấy không cao. Để khắc phục tình trạng này người ta sẽ thông gió cưỡng bức.

Tốc độ lưu thông không khí ảnh hưởng đến quá trình sấy nhiều nhất ở giai đoạn đầu khi độ ẩm của sản phẩm sấy càng cao (Lê Bạch Tuyết, 1996).

2.6.1.3.Độ ẩm tương đối của không khí

Khả năng sấy của không khí tùy thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí, độ ẩm càng thấp khả năng hút ẩm càng cao. Sấy chính là biện pháp nâng cao khả năng hút ẩm của không khí bằng cách giảm độ ẩm t ương đối do tăng nhiệt độ. Do tiếp xúc với sản phẩm ẩm mà độ ẩm của không khí tăng lên trong quá trình sấy. Nếu độ ẩm không khí vào thiết bị sấy quá thấp sẽ làm cho sản phẩm bị nứt hoặc tạo ra lớp vỏ khô trên bề mặt nhưng quá cao sẽ làm cho tốc độ sấy giảm đi. Nếu không khí đi ra khỏi thiết bị có độ ẩm thấp sẽ tốn nhiều năng l ượng. Ngoài ra còn kéo dài thời gian sấy. Điều chỉnh độ ẩm của không khí bằng cách điều chỉnh nhiệt độ ẩm của không khí vào, tốc độ lưu thông của nó và lượng vật liệu ẩm chứa trong thi ết bị sấy (Lê Bạch Tuyết, 1996).

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu chế biến trà từ hoa sim. (Trang 27 - 28)