Virus gây bệnh đốm vòng Papaya ringspot virus (PRSV)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng nhiễm bệnh tswv (Tomato spotted wilt virus) trên cây ớt bằng kỹ thuật elisa và bước đầu xây dựng phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật rt - pcr (Trang 27 - 32)

Phân loại: Họ: Potyviridae

Giống: Potyvirus

Loài: Papaya ringspot virus

Tên viết tắt: PRSV Dòng: type P Nguồn gốc:

PRSV-p đƣợc phân lập và nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1949 trên cây đu đủ ở Hawaii (Jensen, 1949), sau đó bắt đầu xuất hiện nhiều báo cáo về loài virus này từ khắp các khu vực trồng đu đủ trên thế giới. Còn về vùng địa lý đầu tiên xuất hiện loài virus này vẫn chƣa đƣợc xác định chính xác.

Đặc điểm:

Papaya ringspot virus (PRSV)- thuộc nhóm potyvirus. Là một virus với acid nhân là RNA, sợi đơn (ssRNA, positive-strand viruses), xoắn ngoằn ngoèo, kích thƣớc sợi 760 - 800 nm, đƣờng kính 12 nm với bộ gen có kích thƣớc tổng cộng là 12 kb. Ở cây bị nhiễm, virus đƣợc tìm thấy trong tất cả các phần của cây, chúng tạo nên các thể vùi hình trụ (cylindrical incusions- CI) hoặc vô định hình (amorphous inclusion- AI) trong tế bào chất, không bào của mô cây bị nhiễm. Song những tế bào này không chứa các virion, trong khi đó nhựa cây thƣờng chứa rất nhiều virion. Mỗi một virion gồm khoảng 5,5 % nucleic acid và 94,5 % protein (Marc Fuchs, 1997).

Hình 2.3 Các dạng thể vùi của virus tồn tại trong mô cây (Mark A. Ross, 2002)

PRSV đƣợc chia làm hai dạng PRSV-w và PRSV-p. Trong đó, PRSV-p xâm nhiễm và gây hại trên hầu hết các loài đu đủ và cây thuộc họ bầu bí trên thế giới, còn

PRSV-w chỉ xâm nhiễm trên những cây thuộc họ bầu bí, không xâm nhiễm trên cây đu đủ (Gonsalves, 1998 và Tennant et al., 1994). Tuy nhiên, trên thực tế rất ít khi phát hiện thấy PRSV-p trên các cây họ bầu bí trên đồng ruộng mà chỉ có thể thấy trên các cây họ bầu bí trong điều kiện thí nghiệm mà thôi. Một vài nghiên cứu đƣa ra giả thuyết rằng PRSV-p là một dạng đột biến từ dạng PRSV-w; song những nghiên cứu cụ thể về sự tiến hoá này vẫn chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Do theo những khảo sát về trình tự DNA mã hoá protein vỏ (coat protein- CP) của virus ở Australia, trình tự này rất giống nhau giữa hai loài P và W; song loài PRSV-w đã đƣợc tìm thấy ít nhất là 20 năm trƣớc khi phát hiện thấy loài PRSV-p.

PRSV-p bao gồm một số loài, loài tìm thấy ở Hawaii khác với loài tìm thấy ở Thái Lan hay Florida. Do đó, phƣơng pháp khống chế mầm bệnh ở mỗi vùng cũng không giống nhau (Marison F, 2002).

Phân bố địa lý

Phân bố rộng khắp vùng Trung Đông, Nam và Trung Mỹ; Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Mexico, Đài Loan, và đặc biệt là ở Mỹ.

Triệu trứng (Vũ Triệu Mân (1999) và Duke J. (1983))

Đặc điểm chính của bệnh là làm lùn cây, sản lƣợng trái bị giảm, lá bị khảm và biến dạng.

Ở lá, bệnh thƣờng tạo ra các đốm sáng màu vàng nhạt lúc đầu, lá hơi co và khảm nhẹ. Sau dần, vết đốm phát triển thành những đốm hình nhẫn, xuất hiện rất nhiều trên bề mặt lá. Ở mặt trên của các lá đọt, vùng mô lá ở giữa gân phụ và gân nhánh bị nhăn phồng. Bìa lá non bị uốn cong vào theo mặt dƣới lá. Bìa lá già thì cuốn lên. Khi cây bị bệnh nặng, lá non thƣờng bị mất thùy, chỉ còn cuống, đôi khi cả cuống cũng bị biến dạng, co quắp.

Hình 2.5 Đối chiếu giữa lá bệnh (bên trái) và lá khỏe (bên phải) (Mark A. Ross, 2002)

Ở quả, lúc đầu vết bệnh là những đốm thâm xanh thẫm, sau đó lớn dần thành các đốm hình nhẫn màu xanh thẫm. Vết bệnh thƣờng tập trung ở nửa trên của quả, gần về phía cuống. Khi quả già, chính các vết thâm này sẽ thối sâu vào bên trong quả gây hỏng quả.

Bệnh còn tạo các sọc dầu, màu xanh trên ngọn thân và cuống lá.

Hình 2.6 Triệu chứng trên cuống lá và quả (Denis Persley, 2004)

Trái bệnh bị nhạt do virus làm giảm lƣợng đƣờng trong trái.

Cây đu đủ ở bất kì độ tuổi nào cũng đều rất nhạy cảm với virus này, song đối với các cây còn non, khi bị nhiễm sẽ không chết, vẫn sống nhƣng còi cọc và không có khả năng cho trái.

Đƣờng lây nhiễm (Vũ Triệu Mân, 1999)

PRSV là một loài vi sinh vật sống kí sinh. Chúng lây truyền từ cây chủ này sang cây chủ khác thông qua một vector. Đó là hai loài aphids (rầy mềm hay rệp muội), Aphis gossypii (rệp bông) và Myzus persicae (rệp đào), chúng mang theo virus trên cơ thể và truyền sang cây khi chúng chích hút cây, và truyền theo phƣơng thức không bền vững

(non-persistant). Trong sự lây truyền bệnh, virus cần sự hiện diện của một protein là AI (amorphous inclusion protein) đóng vai trò nhƣ một nhân tố hỗ trợ cho sự lây truyền thông qua côn trùng.

Ngoài ra, bệnh còn có thể bị lây truyền từ cây bệnh sang cây lành nếu con ngƣời chạm vào cây bệnh rồi sau đó chạm vào cây lành hoặc lây truyền trực tiếp qua các vết thƣơng cơ học. Bệnh lây lan nhanh nhất là ở các cây từ 5 - 6 tháng tuổi.

Virus không truyền qua hạt của trái bệnh. Đồng thời virus không có khả năng tồn tại trong môi trƣờng đất và trong các mô cây đã bị chết.

Hình 2.7 Myzus persicae (trái) và Aphis gossypii (phải) (Introduction to plant virus, Featured creatures) Mức độ nguy hại

Ở Hawaii, ngành thƣơng mại đu đủ bắt đầu vào những năm 1940 với diện tích trồng ban đầu là 500 mẫu Anh (acres) ở hòn đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii. Đến năm 1945, PRSV đƣợc phát hiện lần đầu tiên tại Hawaii, sau đó vào những năm 1950 nó đã trở thành nguyên nhân chính gây nên thiệt hại nặng nề cho nền sản xuất đu đủ ở Oahu (Golsalves, 1998). Điều này đã khiến cho nền sản xuất đu đủ ở Oahu ngƣng trệ hẳn. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đu đủ, ngƣời dân ở đảo Hawaii bắt đầu chuyển sang chuyên canh đu đủ ở quận Puna, cũng thuộc đảo Hawaii. Nguyên nhân là do Puna là một vùng đất đƣợc xem nhƣ là miễn nhiễm với PRSV trong suốt hơn 30 năm, mặc dù các khu vực lân cận hầu nhƣ phá sản trƣớc thiệt hại từ PRSV. Tuy nhiên, vào 1992, PRSV đã bắt đầu lan truyền đến Puna và nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Chỉ trong vòng 1 năm sau khi xuất hiện PRSV, ngƣời nông dân nơi đây đã chứng kiến sự hủy diệt khủng khiếp của nó: vào năm 1992 sản lƣợng đu đủ ở Puna là 53 triệu pounds, đến 1993, sản lƣợng suy giảm đến 15 triệu pounds, đến 1998, sản lƣợng chỉ còn 23 triệu pounds.

Ở Philippines, đu đủ là loại trái cây xếp thứ 6 trong tổng sản lƣợng trái cây (Philippines Recommends for Papaya, 1977). Vào 1984, khi PRSV bắt đầu xâm nhiễm vào 200 ha đu đủ ở Silang, Cavite, đã làm thiệt hại năng suất lên đến 300000 USD. Sau đó bệnh lan truyền rất nhanh sang những vùng trồng đu đủ khác ở Cavite và một số tỉnh thuộc phía Nam Tagalog, đặc biệt là ở Laguna và Batangas. Tƣơng tự, nền sản xuất đu đủ ở phía nam Luzon, Philippines đã từng là một nền sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận cho đến khi có sự bùng nổ của dịch bệnh do PRSV. Nó đã làm thiệt hại đến 80 % sản lƣợng đu đủ nơi này, và hiện nay nó đã lan rộng khắp Luzon, Visayas và một số nơi thuộc Mindanao (Swain, 2001)

Biện pháp phòng trừ tổng hợp

- Cần tìm kiếm, khảo nghiệm cũng nhƣ nhập nội các giống đu đủ kháng bệnh. - Tạo nguồn cây con sạch bệnh trong vƣờn ƣơm, cách ly chống rệp.

- Sử dụng các biện pháp hóa học để diệt côn trùng truyền bệnh nhất là đối với rệp bông (Aphis gossypii) và rệp đào (Myzus persicae).

- Thực hiện chọn lọc, vệ sinh đồng ruộng thƣờng xuyên để loại bỏ cây bệnh, bảo vệ cây đu đủ tới 12 tháng tuổi, sau đó thu hoạch chậm nhất tới 18 tháng tuổi thì chặt bỏ để xây dựng vƣờn mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng nhiễm bệnh tswv (Tomato spotted wilt virus) trên cây ớt bằng kỹ thuật elisa và bước đầu xây dựng phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật rt - pcr (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)