Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Cao Lãnh là một vùng đất khá trù phú, màu mỡ dù đất đai có nhiều nơi bị nhiễm phèn song có thể khắc phục đƣợc. Nơi đây lại có nguồn nƣớc tƣới dồi dào với hệ thống kênh rạch chằng chịt, khí hậu nóng ẩm nên rất thích hợp cho việc trồng đu đủ.
Đu đủ ở đây thƣờng đƣợc trồng xen với các cây lâu năm nhƣ xoài, bƣởi, cam, chanh. Do đƣợc trồng xen với cây ăn trái do đó việc bón phân cho cây trồng chính cũng phần nào cung cấp đƣợc dinh dƣỡng cần thiết cho cây đu đủ vì thế đu đủ ở đây có sức sống mạnh mẽ, xanh tốt, cho trái sai, kích thƣớc lớn. Đồng thời nhờ đó mà cây còn tăng sức chống chịu cũng nhƣ tính đề kháng với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh về virus. Song cũng có những vƣờn do cây nhiễm virus từ khi còn nhỏ nên cây suy tàn sớm, buộc phải chặt bỏ.
Huyện Tân Phú và Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Đây là vùng đất cũng khá màu mỡ song khí hậu có sự thay đổi lớn trong năm. Do sự khác biệt rõ rệt về khí hậu cũng nhƣ nguồn nƣớc tƣới giữa hai mùa mƣa và nắng nên ngƣời dân nơi đây chỉ trồng đu đủ vào mùa mƣa khi trời nóng ẩm và nguồn nƣớc tƣới dồi dào. Cũng tƣơng tự, cây đu đủ nơi đây cũng chỉ đƣợc trồng xen với cây khác nhƣ cây điều, mãng cầu,… nhƣng so với Đồng Tháp thì đất đai nơi đây nhìn chung nghèo dinh dƣỡng và khô cằn hơn với cấu hình đá tổ ong, chính vì vậy việc trồng đu đủ có nhiều khó khăn nhƣ: phải thƣờng xuyên bón phân, tƣới nƣớc, cây có sức chống chịu kém nên khi nhiễm bệnh cây nhanh chóng suy tàn,…
Nhìn chung, do hiện nay ở nƣớc ta chƣa có sự đầu tƣ thích đáng cho việc sản xuất cũng nhƣ chế biến sản phẩm nên đu đủ ở nƣớc ta có giá trị kinh tế khá thấp (thƣờng chỉ khoảng 600 - 1200 đồng/ kg trái tƣơi). Chính nguyên nhân này kèm theo dịch bệnh virus càng làm cho nền sản xuất đu đủ chỉ ở mức nhỏ, tự phát, không tập trung, trồng xen tạm thời để lấy ngắn nuôi dài.
Về giống, chủ yếu ngƣời dân chọn cây cho trái tốt, thu quả, giữ hạt lại rồi tự ƣơm giống cho vụ sau chứ không mua từ trung tâm hay trại giống.
Về phân bón, do cây đu đủ sử dụng rất nhiều dinh dƣỡng do đó cần bón nhiều. Các loại phân thƣờng sử dụng là N-P-K, Super lân, kali, urê …
Thuốc bảo vệ thực vật thƣờng là các thuốc diệt côn trùng gây bệnh nhƣ thuốc diệt rệp, nhện, rầy… bao gồm Supracide, Admire 50EC, Danitol, Sherzol…
Phƣơng pháp trồng nhìn chung là trồng xen thành từng hàng hoặc thành từng líp bao quanh các cây trồng chính.
Qua đánh giá sơ bộ khi lấy mẫu, các vƣờn có tỉ lệ nhiễm bệnh đốm vòng là khá cao, hầu nhƣ tất cả các cây trong vƣờn đều nhiễm bệnh với các dấu hiệu nhƣ có sọc dầu trên thân, cuống; lá biến dạng ở nhiều mức độ; trái có các đốm hình vòng nhẫn. Mức độ thiệt hại còn tùy thuộc vào thời điểm cây bị nhiễm bệnh (nếu cây nhiễm bệnh ở giai đoạn 3 – 4 tháng thì cây suy tàn, còi cọc, không cho trái; cây nhiễm ở giai đoạn 8 - 9 tháng thì vẫn cho trái nhƣng trái nhỏ, đôi khi bị biến dạng) và tình trạng dinh dƣỡng của cây (cây đƣợc chăm sóc tốt có sức chống chịu và đề kháng bệnh tốt hơn).