Để nhận biết rõ đối tượng nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu sinh khối, rừng Tràm được phân chia dựa theo những tiêu chuẩn và chỉ báo sau:
+ Hiện trạng rừng Tràm: Chỉ tiêu này bao gồm vị trí, diện tích và tuổi rừng. Thông tin về hiện trạng rừng Tràm được nhận biết sơ bộ trên bản đồ; sau đó làm chính xác tại thực địa.
+ Độ sâu ngập: Dựa theo bản đồđộ sâu ngập 1/25 000 độ sâu ngập được phân chia thành 3 cấp: cao, trung bình và thấp. Độ sâu ngập thấp là những nơi đất có độ
ngập úng với độ sâu < 30 cm, thời gian ngập từ 3 – 4 tháng/năm;. Độ sâu ngập trung bình là những nơi đất có độ ngập úng với độ sâu 30 - 60cm, thời gian ngập từ 5 – 7 tháng/năm; Độ sâu ngập cao là những nơi đất có độ ngập úng với độ sâu trên 60 cm và thời gian ngập kéo dài hơn 7 tháng/năm.
+ Loại đất: Đất U Minh hạđược phân chia thành hai loại: đất than bùn và đất phèn hay còn gọi là đất sét. Kết quả khảo sát hai phẫu diện đất điển hình trên khu vực nghiên cứu như sau:
Đất than bùn-phèn họat động sâu: Endo orthithionic Histosols
- Về tính chất: Đất than bùn được hình thành do các xác bã thực vật các loài thực vật thủy sinh tích lũy lại trong điều kiện ngập nước, khử oxy tạo nên. Ở U Minh, đất than bùn được hình thành do xác thực vật tích lũy trong điều kiện khử thành tầng rất dày, có nơi dày 1-2m từ trên mặt đất. Mức độ phân hủy tốt trong suốt độ dày tầng than bùn. Sự phân tầng theo loài thực vật trong dĩa than bùn còn có thể phân biệt được, nhưng hầu hết các mô thực vật bị phân hủy dưới tác động nhẹ. Các vật liệu Sapric như
vậy tạo ra một vật thể cho các loại than bùn thủy cấp. Đối với rừng ngập mặn bao gồm các vật liệu hữu cơ chưa phân hủy (Fibric) giòn và thô. ở
trạng thái trung gian cũng thường gặp ở than bùn là (hemic).
- Đặc tính: Hầu hết các đất than bùn có tầng H dày hơn 40cm trên một lớp
đất khoáng bên dưới bị khử quanh năm. Than bùn có độ nén dẽ thấp trong điều kiện tự nhiên, với dung trọng điển hình khoảng 0.05- 0.1mg/m3; phần bên trên vẫn còn chứa các vật liêu rắn so với phần bên dưới phẫu diện. Than bùn tự nhiên có thể giữđược hàm lượng nước cao. Hầu hết các đất than bùn đều có tính acid (pH 3-4.5) và chứa ít hơn 5% vật liệu khoáng. Bên dưới là tầng phèn họat động xuất hiện từ 50cm trở
xuống, nên khi rừng bị tàn phá, cháy sẽ trơ ra tầng phèn do đó diện tích than bùn hiện nay còn rất ít với tầng chất hữu cơ rất cạn.
- Đặc tính hình thái đất: Phẫu diện được mô tả và phân loại theo hệ thống FAO/WRB phẫu diện gần Ban quản lý rừng đặc dụng Vồ Dơi, hiện trạng rừng tái sinh sau cháy năm 1994.
4. TT Tầ(cm) ng đất Hình thái phẫu diện
1 0-40 ướMàu nt- ẩm, bền (7.5YR 2/0), Nâu ời rời, bán thuần thđen, thục, chịt, xác bã hất hữu cơ nhiữu cềơu bán phân nhiều, hủy, lẫn ít rrẻ thực vật tươi, kết cứng, chuyển tầng rõ. 2 40-50
Màu nền (10YR4/2), xám hơi đen, sét, ẩm, bán thuần thục
đến gần thuần thục, chất hữu cơ ít bán phân hủy, không
đốm.
3 50-90 Màu nchất hữều cn (5Y 4/1) xám hơ ít, bán phân hơủi hy, ồđống, sét, m phèn Jarosite 7-10% màu ẩm, gần thuần thục, 5Y 8/4 – 8/6 giảm dần theo độ sâu.
4 >90
Màu nền(2.5Y4/1), sét, ẩm, bán thuần thục, chất hữu cơ ít, lẫn ít xác bã thực vật, phản ứng mạnh với H2O2 pH<1.5, pH tươi 5-6.
Bảng phân tích các chỉ tiêu hóa học của phẫu diện 1
Chỉ tiêu phân tích TT Ký himẫu ệu pH
(1:5) mS/cm EC meq/100gCEC meq/100gK meq/100gCa meq/100g Mg meq/100gNa 1 0 - 40 5.85 1.26 41.10 0.56 15.00 18.80 2.80 2 40 - 50 3.88 3.08 15.16 0.23 1.03 8.82 1.36 3 50 - 90 2.50 6.69 10.88 0.02 0.92 8.50 1.00 4 >90 2.8 6.63 10.12 0.14 0.23 9.57 1.96 Chỉ tiêu phân tích Stt Ký himẫu ệu SO42- % Hữu Cơ % Nlabile mg/kg Pdể tiêu mgP/100 g Fe tựdo %Fe2O3 Al3+ meq/100g 1 0 - 40 0.16 43.80 35.23 6.14 0.40 0.75 2 40 - 50 0.50 11.41 1.47 0.72 5.55 3 50 - 90 1.21 7.23 0.78 2.61 15.88 4 >90 1.22 6.30 0.46 2.28 10.96
* Số liệu trong bảng là kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Đất, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
Đất phèn nặng với độ sâu tầng phèn trong vòng 50cm lớp đất mặt: Epi othithionic Gleysols.
- Tính chất: Đây là nhóm đất có vấn đề khá nghiêm trọng, vì ngoài hạn chế do các độc chất phèn (chua, Al, Fe, SO4) nhóm đất phèn còn bị
nhiễm mặn sâu. Đất phèn được hình thành và phát triển ở vùng địa mạo
đầm lầy rừng ngập mặn, do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn. Theo thời gian do quá trình trâm tích phù sa, ảnh hưởng nước triều ngày một giảm dần, qua canh tác, đất bị oxy hóa và chuyển thành phèn họat
động. Đất phèn họat động có phản ứng chua mạnh (pH nước khoảng 3-4),
độ mặn của đất thấp, rừng tràm xuất hiện thay thế rừng ngập mặn. Đất phèn khá giàu hữu cơ, hàm lượng N đạm tổng số cao, nhưng hàm lượng lân thấp.
- Đặc tính: Kết quả khảo sát đất cho thấy đây là vùng đất phèn hoạt động từ nặng đến trung bình với đặc điểm chung về hình thái phẩu diện như
sau: Tầng phèn sulfuric có chứa đốm jarosite màu vàng rơm xuất hiện ở độ sâu trong vòng 50 cm và từ 50-80 cm tuỳ thuộc vào độ sâu ngập. Tầng chứa vật liệu sinh phèn hiện diện tiếp theo tầng phèn, độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn trong khoảng từ 80-120cm. Đặc biệt, đây là vùng đất có tầng phù sa biển bên dưới ởđộ sâu từ 120-150 cm trở xuống, chứa phù sa pha lẫn cát mịn. Đây là tầng không chứa vật liệu sinh phèn nên có thể sử
dụng tốt cho cây trồng.
- Đặc tính hình thái phẫu diện:Phẫu diện được mô tả và phân loại theo hệ
thống FAO/WRB vị trí Kênh 29, Lâm Trường U Minh 1. hiện trạng rừng tái sinh sau cháy năm 1994.
5. TT Tầ(cm) ng đất Hình thái phẫu diện
1 0-30
Màu nền 5Y4/2. xám, sét pha thịt, ẩm, chất hữu cơ trung bình bán phân hủy, bán đến gần thuần thục , đốm gỉ lẫn ít hữu cơđen 5YR 3/2 màu gỉ sét khoảng 3-5%.
2 30-60 Màu nđốm phèn Jarosite mền 5Y4/2. xám hật đồơi sáng, dày 5- 7% màu 2.5Y8/4, ẩm, chất hữu cơ trung bình, đốm gỉ
sắt màu 5YR 3/2 khoảng 2% giảm dần theo độ sâu. 3 60-120 hMàu nữu cơề ít, n 5Y 4/1. xám xđốm gỉ dọc theo khe nậm, sét, ẩứm bán thut, ống rể màu 10YR3/6, ần thục, chất
đóm Jarosite 5% dạng ổ màu 2.5Y8/4 4 120-150
Màu nền 10YR 3/1. màu xám đen, sa cấu sét lẫn ít cát mịn,
ẩm, bán thuần thục, chất hữu cơ ít, phản ứng mạnh với H2O2 pH <1 ( khoảng 140cm pH giảm dần lốm đốm). 5 150-200 Màu nẩm, bán thuền 10YR 3/1. màu xám ần thục, chất hữu cđơen, sa c ít. ấu sét lẫn ít cát mịn,
Bảng phân tích các chỉ tiêu hóa học phẫu diện 2
mẫu pH (1:5) EC mS/cm CEC meq/100g K meq/100g Ca meq/100g Mg meq/100g Na meq/100g 1 0-30 4.33 0.322 12.24 0.24 0.73 2.44 0.58 2 30-60 3.70 1.65 13.98 0.27 1.96 4.68 1.72 3 60-120 3.09 4.51 13.14 0.04 0.45 6.90 2.24 4 120-150 6.27 5.01 12.84 0.36 1.78 10.5 2.56 5 150-200 7.50 3.84 12.18 0.48 4.73 8.80 3.06 Chỉ tiêu phân tích Stt Ký himẫu ệu SO42- % Hữu Cơ % Nlabile mg/kg Pdểtiêu mgP/100g Fetựdo %Fe2O3 Al3+ meq/100g 1 0-30 0.03 4.23 5.95 0.74 1.89 8.62 2 30-60 0.14 2.10 4.31 0.24 3.75 8.94 3 60-120 0.59 2.01 7.58 0.31 3.39 11.00 4 120-150 0.76 3.01 4.66 0.51 2.84 0.93 5 150-200 0.48 27.32 6.53 0.73 2.48 0.33
* Số liệu trong bảng là kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Đất, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
Trong thí nghiệm nầy, rừng Tràm Cà Mau được phân chia theo tuổi, mỗi tuổi rừng Tràm được phân chia theo hai loại đất; mỗi loại đất lại được chia theo ba cấp độ sâu ngập. Như vậy, mỗi tuổi rừng Tràm có 6 nghiệm thức thu thập dữ liệu: (1) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập cao; (2) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập trung bình; (3) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập thấp; (4) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập cao; (5) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập trung bình; (6) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập thấp. Tổng cộng có 18 nghiệm thức thu thập dữ liệu tương ứng với 3 tuổi rừng là 5, 8 và 11.