Thảo luận về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 71 - 72)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sinh khối của cây Tràm và rừng Tràm thay đổi không chỉ theo tuổi, mà còn theo độ sâu ngập. Sinh khối cây cá thể và toàn bộ lâm phần Tràm đạt cao nhất trên độ sâu ngập thấp, kế đến là độ sâu ngập trung bình, cuối cùng là độ sâu ngập cao. Hiện tượng giảm sinh khối của cây Tràm và toàn bộ

lâm phần Tràm trên đất có độ sâu ngập cao là do hai nguyên nhân chính sau đây: (1) Ởđộ sâu ngập cao (> 60 cm), thời gian cây Tràm bị ngập nước dài ngày hơn (> 7 tháng/năm) nên đất bị yếm khí lâu ngày, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của rễ,

đồng thời sự úng ngập kéo dài phát sinh nhiều độc tố trong đất và nước nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Tràm, đặc biệt là đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của hệ rễ. Do đó cây Tràm sẽ bịức chế dẫn đến sinh trưởng kém hơn các loại độ sâu ngập trung bình và cao.

(2) So với độ sâu ngập thấp và trung bình, mật độ rừng Tràm trên độ sâu ngập cao nhỏ hơn rất nhiều. Vấn đề nầy được giải thích như sau: Từ lâu, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, công tác trồng rừng được thực hiện bằng kỹ thuật “cấy Tràm nổi”, kỹ thuật nầy được áp dụng trên cơ sở không cần xử lý thực bì trước khi trồng. Cây Tràm

được trồng bằng phương pháp cắm vào lớp thực bì sao cho hệ rễ chỉ vừa chạm mặt

đất mà không được cắm sâu vào lớp đát mặt. Thực bì được sử dụng như là hệ “giá

đở” cho cây con không bị đổ ngã. Với kỹ thuật nầy, ở những vùng đất bị ngập sâu và kéo dài cây Tràm con sẽ bị cỏ dại lấn át ngay trong thời gian đầu đồng thời rất dễ

bị bật gốc bởi sóng gió. Chính hiện tượng nầy đã tác động rất lớn đến mật độ cây còn lại, cụ thể là mật độ rừng ở những vùng nầy thấp hơn rất nhiều so với các vùng có độ sâu ngập thấp và trung bình. Chính mật độ thấp đã dẫn đến tổng sinh khối ở độ sâu ngập nầy thấp hơn độ sâu ngập trung bình và cao.

Sinh khối của cây Tràm trong cùng một cấp đường kính cũng có sự khác biệt rất lớn tùy theo loại đất. Loại đất khác nhau cũng có ảnh hưởng đến tổng sinh khối (tươi và khô) và năng suất sinh khối gỗ thân cây của rừng Tràm. Nói chung, trên đất than bùn, sinh khối cây cá thể lớn hơn so với sinh khối cây cá thể sinh trưởng trên đất phèn. Trái lại, so với đất phèn, tổng sinh khối (tươi và khô) và năng suất sinh khối gỗ thân (tươi và khô) trung bình năm của toàn bộ lâm phần sinh trưởng trên đất than

đường kính sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn so với sinh khối trung bình của cây Tràm sinh trưởng trên đất phèn là do đất than bùn có tầng đất sâu hơn, giữ ẩm tốt hơn, nhất là về mùa khô. Trái lại, so với đất phèn, tổng sinh khối (tươi và khô) và năng suất sinh khối gỗ thân (tươi và khô) trung bình năm của rừng Tràm sinh trưởng trên đất than bùn nhỏ hơn là do mật độ lâm phần thấp hơn.

Nói chung, sự sai khác về sinh khối của cây Tràm và toàn bộ lâm phần trên những kiểu độ sâu ngập và loại đất khác nhau chủ yếu là do sự sai khác về mật độ rừng. Những nhận định trên đây cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả

(Nguyễn Văn Thêm, 2005.Trồng rừng và nuôi rừng Tràm nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ củi, cừ và gỗ xẻ. Tham luận tại Hội thảo về rừng Tràm ở Cà Mau, tháng 02/2005; Đặng Trung Tấn, 2005 “Các mô hình trồng Tràm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)