Thảo luận chung về các đặc trưng lâm học của rừng Tràm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 44 - 45)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, so với Tràm sinh trưởng trên đất phèn, đường kính thân cây của Tràm trên đất than bùn lớn hơn, còn mật độ, chiều cao và trữ lượng thân cây đều thấp hơn đáng kể. Có thể do đặc điểm của đất than bùn là tầng đất rất dày và mềm, mặt đất được bao phủ bởi nhiều cỏ dại và dây leo, ngược lại, đất phèn có tầng đất mặt mỏng hơn và cứng hơn (do có nhiều sét), cỏ dại và dây leo phát triển trên mặt đất ít hơn. Vì thế, để thích ứng với đất than bùn, thân cây Tràm phát triển mạnh ở phần gốc, còn chiều cao thấp. Mặt khác, do phải cạnh tranh mạnh với cỏ dại và dây leo, nhiều cây Tràm trên đất than bùn ở thời kỳ cây con đã không tồn tại được. Kết quả là mật độ rừng và trữ lượng gỗ thân cây trên đất than bùn thấp hơn so với rừng sinh trưởng trên đất phèn. Kết quả trên đây cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả (Giang Văn Thắng, 2001; Nguyễn Văn Thêm, 2002).

Phân tích kết cấu của rừng Tràm ở Cà Mau đồng tuổi (5, 8, 11 tuổi) cho thấy phân bố N - D đều có dạng một đỉnh, tuân theo quy luật chung của rừng thuần loài đồng tuổi. Trong phạm vi tuổi rừng Tràm được nghiên cứu (5, 8, 11 tuổi), khi tuổi rừng càng cao thì phạm vi phân bố đường kính càng rộng và đỉnh đường cong càng bẹt hay càng tù và đỉnh đường cong càng có khuynh hướng lệch về bên phải hay về

phía đường kính lớn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả (George N. Baur, 1979; Vũ Tiến Hinh, 2003; Lê Hồng Phúc, 1995.; Stephen D. Wratten Gary L.A.Fry, 1986. Hiện tượng trên đặc trưng cho những lâm phần phát triển bình thường. Khi lâm phần thuần loài đồng tuổi lâm vào tình trạng bị rối loạn do tác

luật nêu trên. Ngoài ra, so với rừng sinh trưởng trên đất phèn, đường kính của rừng trên đất than bùn biến động mạnh hơn. Những khác biệt về phân bốđường kính của rừng Tràm ở các tuổi và loại đất khác nhau có thể do những nguyên nhân sau đây: (1) nguồn hạt giống không đồng nhất về di truyền; (2) cây con đem trồng có sự khác biệt về kích thước; (3) sự khác biệt lớn về lập địa; (4) về kích thước thân cây theo tuổi; (5) sự cạnh tranh và lấn át của cỏ dại; (6) sau khi trồng, rừng không được tỉa thưa, chăm sóc cẩn thận.

Phân tích chi tiết kết cấu rừng Tràm còn nhận thấy, do mật độ rừng Tràm trên cả hai loại đất là khá lớn, nên sự phân hoá cấp sinh trưởng cũng rất mạnh; trung bình có khoảng 37.5 - 48.2% số cây thuộc cấp sinh trưởng kém. Trong quá trình phát triển của rừng, những cây sinh rưởng kém sẽ bị chết dần. Mặt khác, số cây bịđào thải tự

nhiên sau 5 năm từ 25 - 40% so với mật độ ban đầu. Tỷ lệ cây chết tự nhiên vẫn còn rất cao khi rừng đến tuổi 11 (15 - 25%).

Một hiện tượng khác cũng thường thấy ở rừng Tràm Cà Mau là nhiều cây có hình dạng thân không thẳng, thường bị uốn cong ở phần gốc đến độ cao trên dưới 1 m. Hiện tượng thân cây cong xuất hiện phổ biến ở những lâm phần được trồng bằng phương pháp cấy cây con rễ trần trên đất sét và đất than bùn, đất không được xử lý cỏ dại. Nguyên nhân của hiện tượng thân cây Tràm bị cong một mặt là do đặc tính di truyền của loài, mặt khác là do phản ứng tự nhiên của chúng đối với tác động của gió, sóng nước và cỏ dại. Thật vậy, thông thường rừng Tràm được trồng trên đất sét mềm đến cứng hoặc trên đất than bùn ngay vào khoảng thời gian giữa mùa mưa hàng năm, lúc mực nước đã ngập từ 30 - 45 cm trở lên. Đất trồng rừng thường không được xử lý hoặc được xử lý không kỹ, hiện tượng cỏ dại phát triển rất mạnh trước và sau khi trồng rừng. Cây con đem trồng được lấy từ vườn ươm hoặc được thu hái từ rừng tự nhiên. Kích thước cây con đem trồng có chiều cao trên dưới 1 m. Rừng Tràm được trồng bằng rễ trần theo phương pháp cấy nổi (hệ rễ vừa chạm mặt

đất, bên trên sử dụng lớp thực bì thấp để làm giá đở cho cây). Rõ ràng là sau khi cấy, hệ rễ Tràm còn rất yếu và chưa có khả năng ăn sâu vào các lớp đất. Vì thế, khi gặp phải lực tác động lớn của gió, sóng nước và sự dao động của cỏ dại thì bộ rễ

Tràm có thể bị tách ra khỏi lớp đất mềm. Khi bị tách ra khỏi lớp đất, hệ rễ Tràm vẫn có khả năng phát triển trong môi trường nước. Theo phản ứng tự nhiên, hệ rễ Tràm sẽ phát triển dần và lại có khả năng ăn sâu vào đất. Nhưng để đứng vững và chống lại lực tác động cơ giới, thân cây Tràm phải biến đổi về hình thái theo kiểu uốn cong ở phần gốc. Khả năng biến đổi hình thái thân cây đã giúp cho Tràm tựđứng vững và sinh trưởng bình thường trong môi trường đất mềm bị ngập nước dài ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)