Tình hình phát triển các ứng dụng TMĐT và E-Marketing tại các

Một phần của tài liệu Hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua mạng internet của một số website tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ ăn uống (Trang 32 - 40)

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

2.1.2.1. Sự phát triển của internet tại Việt Nam - tiền đề cho sự phát triển các ứng dụng E-Marketing tại các doanh nghiệp

Muốn phát triển phương thức marketing điện tử, điều kiện tiên quyết là internet phải phát triển. Chỉ khi nào internet ở Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ, thì khi đó, các doanh nghiệp mới có thể tận dụng và phát triển marketing điển tử một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Trong những năm gần đây mức độ phổ cập internet và thết bị di động, những phương tiện cơ bản để tiếp cận các ứng dụng TMĐT và e - marketing tại Việt Nam đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Điều này thể hiện rõ nhất qua thời gian sử

dụng internet bình quân / người/ ngày, theo tổng cục thống kê Việt Nam, nếu năm 2001 là 2,2 phút thì đến năm 2009 là 52 phút có thể đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển các ứng dụng internet nói chung và e - marketing nói riêng, lý do đơn giản là vì người tiêu dùng càng sử dụng mạng internet, các doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội truyền tải thông tin quảng cáo đến họ hơn, điều này sẽ gia tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến bán hàng qua internet của các website bán hàng cũng như của các doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức TMĐT.

Hình 2.1. Biểu đồ biểu thị thời gian sử dụng internet bình quân/người/ngày của người dân Việt Nam qua các năm

Nguồn: thống kê internet của khu vực Đông Nam Á của Trung tâm internet Việt Nam -www.thongkeinternet.vn

Trong bản báo cáo quý I năm 2010, về tình hình phát triển viễn thông tại Việt Nam, công ty nghên cứu thị trường companiesandmarkets.com của Anh quốc nhận định là số người dùng internet ở Việt Nam sẽ tăng nhanh chóng trong vòng 5 năm tới nhờ có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã và đang được tiến hành.

Theo báo cáo này trong tháng 11 năm 2010, tại Việt Nam đã có gần 9,2 triệu người đăng kí sử dụng internet, tăng 41,3% trong vòng 11 tháng đầu năm 2009. Trong cung thời gian nói trên số người sử dụng Internet tại Viêt Nam tăng gần 7,9% đưa tổng số người sử dụng lên tới 22,4 triệu người. Trong năm 2008, số người sử dụng Internet tăng 12,3% và trong năm 2007 tỉ lệ này là 26,3%.

Trong lĩnh vực điện thoại di động, theo thống kê của Trung tâm internet Việt Nam – VNNIC của Bộ thông tin và truyền thông, ngày 19/4/2012, tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ 3G đạt khoảng 12,8 triệu thuê bao,chiếm 14,71% dân số Việt Nam. Theo báo cáo này, dự đoán đến cuối năm 2014 số người dùng công nghệ này tăng lên 2,2%.

Như vậy mặc dù mới chỉ nối mạng toàn cầu cách đây hơn 10 năm, tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam đã đạt mức khá cao trong khu vực, theo báo cáo thống kê của Trung tâm internet Việt Nam – VNNIC của Bộ thông tin và truyền thông, nếu cách đây 6 năm, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực ( 2,33 % ở Việt Nam so với 54,43% của Singgapore) thì đến cuối năm 2011. Cuối năm 2011 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhất về số người sử dụng internet trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể là 26.784.035 người sử dụng.

Đây là một kết quả khả quan cho thấy Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển các hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua internet và xa hơn nữa là hoạt động marketing điện tử và hoạt động TMĐT.

Hình 2.2: Biểu đồ thị phần só người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm 2011

Nguồn: thống kê internet của khu vực Đông Nam Á của Trung tâm internet Việt Nam -www.thongkeinternet.vn

Với mức độ sẵn sàng cho marketing điện tử ngày càng được cải thiện trên cả hai khía cạnh công nghệ và nguồn nhân lực, ứng dụng về marketing điện tử trong doanh nghiệp cũng ngày càng được mở rộng. Khi các ứng dụng phổ biến như thư điện tử, quảng cáo và thanh toán trực tuyến đã đến độ ổn định, doanh nghiệp bắt đầu khai thác theo chiều sâu những ứng dụng đòi hỏi kĩ năng CNTT và TMĐT cao hơn. Mặc dù tỉ lệ đơn vị chấp nhận đặt hàng bằng phương tiện điện tử trong năm 2009 không có nhiều thay đổi so với năm 2008 nhưng tương quan giữa các phương tiện được sử dũng đã có sự chuyển biến khá rõ rệt. Bên cạnh những phương tiện truyền thống như Fax và điện thoại, thư điện tử với website đang ngày càng phổ biến trong các giao dịch giữa các đối tác trong kinh doanh. Thêm một bước tiến nữa, đó là ứng dụng marketing điện tử trong quản trị doanh nghiệp đang dần đi vào chiều sâu, trong khi các phần mên tác nghiệp được sử dụng ngày càng trở lên đa dạng. Bên cạnh phần mền tài chính kế toán vẫn tiếp tục được duy trì là phần mêm thông dụng nhất, các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý đơn hàng cũng trở lên ngày càng phổ biến với tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng tăng đều qua các năm, điều này giúp cho các doanh nghiệp đỡ mất nhiều thời gian quan lý các hoạt động marketing điện tử mà cụ thể là hai hoạt động xúc tiến và bán hàng qua internet, mà thay vào đó, việc thực hiện và quản lý các hoạt động này sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều, thông qua đó hiệu quả các hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua internet sẽ được tăng cao.

2.1.2.2. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động E-Marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Máy tính và mạng nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam

Ở Việt Nam số người sử dụng internet đang tăn với tốc độ nhanh chóng trong những năm qua đã khiến cho các doanh nghiệp bước đầu nhận thức được khách hàng tiềm năng họ có thể tiếp cận quan internet ngày càng tăng. Mức đầu tư của doanh nghiệp cho thương mại điện tử và e-marketing trong hai năm qua đã tăng lên đáng kể và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng. Theo kết quả điều tra của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương năm 2008 có trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử ở mức 52% trở lên so với

tổng doanh thu. Nếu so sánh với con số tương ứng của năm 2007 là 15% thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% danh nghiệp tin tưởng rằng là doanh thu có được từ phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng.

Trong năm 2008 có tới 89,9% doanh nghiệp sử dụng internet với mục đích tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên chiến lược marketing điện tử có xu hướng tăng mạnh nhất là “email marketing”, trong số hơn 1638 doanh nghiệp được điều tra đã có 81,6% doanh nghiệp sử dụng email như công cụ e-marketing như trong năm 2008, tăng hơn 10% so với năm 2007. Với kết quả trên có thể dự đoán sử dụng hình thức “email marketing” tại các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo do những lợi ích mà công cụ này đem lại như chi phí rẻ và hiệu quả cao. Điều này chứng mình hình tức marketing bằng thư điện tử là một biện pháp hợp lý, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi các doanh nghiệp triển khai hoạt động xúc tiến bán hàng qua mạng internet.

Bảng 2.1: Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp(%)

Mục đích sử dụng Internet 2007 2008 2009

Tìm kiếm thông tin 82,9 89,5 89,8

Giao dịch bằng thư điện tử 64,3 80,3 81,6

Truyền và nhận file dữ liệu 62,8 68,3 71

Duy trì cập nhật Website 40,9 46,7 40

Mua bán hàng hóa và dịch vụ 31,3 38,1 35,9

Tuyển dụng đào tạo - - 28,7

Liên lạc với cơ quan nhà nước 22,1 30,6 24,8

Nguồn: www.thongkeinternet.vn

Do cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp vào thương mại điện tử và e- marketing trong những năm qua vẫn chủ yếu là do phần cứng, còn tỉ lệ đầu tư vào phần mềm và giải pháp hầu như không đổi trong ba năm qua và chỉ dừng lại ở mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23%, những công cụ e-marketing được các doanh nghiệp ứng dụng củng chỉ dừng lại ở mức cơ bản, chưa có nhiều ứng dụng đòi hỏi kĩ năng CNTT, thương mại điện tử và e-marketing được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi vẫn là xây dựng website có khả năng thu hút cao. Trong số 1,638 số doanh nghiệp được khảo sát 43,5% đã có website và 4,1% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website vào năm tới. so với kết quả điều tra của những năm trước, có thể thấy, tỉ lệ website doanh nghiệp phát triển khá ổn định và dự đoán trong ngắn hạn tỉ lệ DN có website sẽ đạt đến tóc độ ổn định ở mức 50%

Gắn liền với tốc độ tăng trưởng nhanh của số lượng website của doanh nghiệp, các website này cũng ngày càng trở lên hoàn thiện lên. Phần lớn các website của các doanh nghiệp hiện nay đã có hệ thống những câu hỏi thường gặp và những phòng trò chuyện trực tuyến nhằm tạo những mối liên hệ trực tiếp với khách hàng quà qua đó cung cấp dịnh vụ cho khách hàng hỗ trợ tiêu dùng chính sách và nhanh chóng. Đây là những chính sách đúng đắn khi các doanh nghiệp muốn phát triển một cách hiệu quả hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua internet.

 Tình hình xây dựng và sử dụng website tại các doanh nghiệp Việt Nam. Website là một kênh thông tinh quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận vơi người tiêu dùng và với các doanh nghiệp khác. Muốn phát triển TMĐT, muốn phát triển marketing điện tử hay cụ thể hơn nữa là phát triển và mở rộng hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua internet, thì điều kiện tiên quyết của các doanh nghiệp là phải có một website có chất lượng và chuẩn mực. Mặt khác trong thời đại CNTT bùng nổ hiện nay, việc lập các website trở thành yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hội kinh doanh mới.

Kết quả điều tra cũng thể hiện xu hướng trên. Năm 2008, 45,5% doanh nghiệp có website, 4,1% doanh nghiệp xây dụng website trong tương lai. Còn lại 50,6% doanh nghiệp không có khả năng cũng không có ý định xây dụng website.

Hình 2.3: tỉ lệ doanh nghiệp có website qua các năm

Nguồn: Báo cáo TMĐT 2010 - Bộ Công thương

So với các năm trước tỉ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong năm 2007 và 2008. Tuy nhiên tỉ lệ doanh nghiệp có dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể với tỉ lệ còn 4,1% doanh nghiệp có dự định xây dựng website, trong vài năm tới có lẽ tỉ lệ doanh nghiệp có website cung sẽ không thay đổi có thể thấy việc xây dụng website hiện nay là tương đổi đơn giản lên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đã tiến hành xây dựng website.

Lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu xây dựng website của doanh nghiệp. trong các lĩnh vực kinh doanh như du lịch đứng đầu với 85% số doanh nghiệp có website, tiếp theo là dịch vụ CNTT và thương mại điện tử (56,5%) ngân hàng tài chính, luật và bất động sản là 50%. Hai lĩnh vực có tỉ lệ tăng đáng kể so với các năm trước là du lịch và thủ công mỹ nghệ.

Hình 2.4: Tần suất cập nhật website của các doanh nghiệp qua các năm

Nguồn: Báo cáo TMĐT 2010 - Bộ Công thương

Về trức năng: 89% các website có chức năng giớ thiệu về doanh nghiệp, 85,9% website quản bá cho sản phẩm, 38% website cho phép đặt hàng và 3,5% website có chức năng thanh toán trực tuyến.

Về đối tượng mà các website hướng tới, có 84% hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, 70% hướng tới đối tượng là người tiêu dùng. Tỉ lệ qua các năm đã cho thấy cơ cấu đối tượng mà website hương tới đã tương đối ổn định. Đối với khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với khách hàng là cá nhân mở ra một triển vọng phát triển một thị trường TMĐ.

 Nguồn lực cho hoạt động e-marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2009 một vấn đề có ảnh hưởng xuyên xuốt từ mức độ sẵn sàng triển khai và hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là nguồn nhân lực thương mại điện tử. theo số liệu điều tra năm 2008 34% số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử với tỉ lệ trong bình 2,6 người trong mỗi doanh nghiệp. so với năm 2007 con số đó là không thây đổi đáng kể phiếu điều tra cũng đưa ra câu hỏi về hình thức đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử của doanh nghiệp. Hình thức đào tạo tạo chỗ vẫn là lựa chọn phổ biến hơn

cả với 56,4% doanh nghiệp, 30,3% doanh nghiệp chọn hình thức gửi nhân viên đi học, 7,8% chọn hìh thức tự mở lớp đào tạo cho nhân viên, tỉ lệ doanh nghiệp không có bất kì một hình thức đào tạo nào là 26,4%.

Một phần của tài liệu Hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua mạng internet của một số website tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ ăn uống (Trang 32 - 40)