Vấn đề nhận thức về e-marketing được đánh giá là vấn đề phải đi trước một bước để phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ nhưng lại rất nhiểu tiềm nằng, đó là lĩnh vực thương mại điện tử. Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển marketing điện tử thì phải nhận thức một cách ứng dụng đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của marketing điện tử. Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định. Trên thực tế, TMĐT và marketing điện tử luôn luôn đi liền với nhau, marketing điện tử là một yếu tố quan trọng và có thể nói là tiên quyết để phát triển TMĐT của doanh nghiệp. Nếu muốn phát triển TMĐT, các doanh nghiệp không thể bỏ qua phát triển marketing điện tử, và điều này đồng nghĩa với việc nếu các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển marketing điên tử thì cũng tức là bản thân doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của marketing điện tử cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế, sau ba năm triển khai Quyết định 222 về phát triển TMĐT tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thấy tương đối rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ và công cụ điện tử đối với hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới nhất do Bộ Công thương công bố, trong Báo Cáo TMĐT Việt Nam 2008, tỉ lệ doanh nghiệp có đầu tư và chiến lược rõ ràng cho Marketing điện tử vẫn còn rất khiêm tốn, cụ thể, mới chỉ có 45,3% số doanh nghiệp khảo sát xây dựng website riêng và chưa đến 12% tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử. Chưa đến một nửa doanh nghiệp được hỏi dành 48% dành
trên 5% ngân sách hàng năm cho việc trang bị, nâng cấp công nghệ và triển khai marketing điện tử và hơn nữa là TMĐT. Hệ quả tương ứng là số doanh nghiệp có doanh thu từ TMĐT cũng chưa cao. Theo Báo cáo, chỉ có 35,6 % doanh nghiệp đạt doanh thu từ TMĐT trên 15%. Số doanh nghiệp có tỉ trong doanh thu từ TMĐT quá thấp dưới 5% vẫn chiếm tới 25,7%. Con số này nói lên sự nhận thức của các doanh nghiệp về marketing điện tử và cụ thể hơn nữa là hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua mạng còn rất hạn chế, điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu đó là hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp sẽ không được chú trọng phát triển và còn yếu kém.
Có khá nhiều nguyên nhân và trỏ ngại khiến cho doanh nghiệp chậm trễ hoạc trần chừ trong việc ứng dụng marketing điện tử cho TMĐT, từ hạ tầng công nghệ, hệ thống thanh toán, khung pháp lý cho đến nhân lực CNTT và bảo mật thông tin tuy nhiên, theo ông Trần Hữu Linh Phó Cục trưởng Cụng TMĐT và CNTT, thì vấn đề mấu chốt của doanh nghiệp chính và vấn đề nhận thức của họ về TMĐT chỉ khi nào doanh nghiệp ý thưc được đầy đủ rằng TMĐT là một kênh doanh thu hoàn toàn mới, đầy tiềm năng cần được đầu tư, có chiều sâu và bài bản và đúng phương thức, đồng nghĩa với việc phát triển các hoạt động cơ bản của marketing điện tử như hoạt động phân phối và xúc tiến bán hàng qua mạng internet thì marketing điện tử mới có thể thực sự cất cánh.