Để đối mặt với một thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt, việc chọn cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình để tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Là một công ty mới thành lập, vốn đầu tư không cao, sản phẩm tương đối mới, thị phần nhỏ. Lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý là vấn đề cần phải làm. Dựa vào cơ sở lý thuyết và tình hình hiện tại của công ty trong thời điểm hiện nay, chúng tôi lựa chọn cho mình dạng chiến lược cho các doanh nghiệp (bộ phận kinh doanh) nhỏ với chiến lược kết hợp chi phí thấp – khác biệt hóa cao – thị trường ngách.
Sau khi đã chọn ra một chiến lược phù hợp, tiến hành lên kế hoạch cho chiến lược như sau:
Với chiến lược chi phí thấp
Chúng tôi nỗ lực hết khả năng có thể để thực hiện mục tiêu hạ thấp chi phí, tạo cho mình một sản phẩm với giá thành hợp lý, nhằm mang lại cho người tiêu dùng sự thỏa mãn về chất lượng và giá cả, giúp công ty có thể tồn tại lâu dài trên thị trường hiện nay:
Hạ thấp chi phí từ nguồn vốn đầu tư
Nguyên liệu chính cho sản phẩm gà nấu nấm đóng hộp là gà, nguồn nguyên liệu chủ yếu là các trang trại ở các tỉnh. Chúng tôi sẽ đặt vị trí công ty mình gần nguồn nguyên liệu, nhằm mục đích hạ thấp chi phí chuyên chở, sử dụng được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ít tổn hao chí phí về nguyên liệu.
Bên cạnh sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để hạ thấp chi phí, chúng tôi còn tận dụng nguồn nhân công, vì nơi đây là nơi tập trung nguồn lao động dồi dào, mức sống
Nhận biết chiến lược hiện tại
Nhận biết cơ cấu vốn đầu tư
Lựa chọn chiến lược
thấp, chi phí trả lương phù hợp với mức sống đó thì tương đối thấp, giúp cho công ty chúng tôi có thể hạ thấp chi phí và giải quyết được vấn đề lao động ở địa phương.
Hạ thấp chi phí trong sản xuất
Việc phân bố nguồn nhân công hợp lý trong sản xuất, một hệ thống quản lý giỏi về chuyên môn đã góp phần vào hạ thấp chi phí trong sản xuất.
Hạ thấp chi phí trong quảng cáo và trong tiếp thị hay các kênh phân phối
Quảng cáo là một hình thức quảng bá tên tuổi công ty, tên sản phẩm, nhằm mục đích đem hình ảnh của chính mình đến cho người tiêu dùng. Nhưng việc quảng cáo không đúng làm lãng phí một nguồn chi phí cho công ty, vì thế hạ thấp được chi phí trong các loại hình quảng cáo, khuyến mãi giúp cho việc hạ thấp được giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh trên thị trường và kéo dài thời gian sống của sản phẩm. Việc đưa ra một loại hình quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp, hay chi phí thấp cho các kênh phân phối là việc làm cần được nghiên cứu thật cẩn thận.
Tạo nên sự khác biệt hóa cao
Là một sản phẩm chưa có mặt trên thị trường, nhưng không có nghĩa là không có đối thủ cạnh tranh, liên tục nâng cao chất lượng và liên tục đổi mới sản phẩm là điều cần thiết để luôn tạo nên sự khác biệt. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm để có thể cạnh tranh hay có thể xoay chuyển khi biến động thị trường hoặc đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của mình. Một lực lượng nhân viên có kiến thức và tay nghề cao luôn có ý tưởng sáng tạo cho công ty là yêu cầu cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Thị trường ngách
Là một công ty mới thành lập với một sản phẩm cũng tương đối mới, nhưng cũng có khá nhiều sản phẩm khác cạnh tranh, thị trường hẹp. Điều đó cũng có thể là một lợi thế nhằm tận dụng cơ hội đó để tồn tại và phát triển. Đây là hướng đi đúng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập, tránh được khó khăn khi đối mặt với những đối thủ nặng ký.
Có lẽ đa số doanh nghiệp cho rằng thị trường ngách sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận biên nên họ rất lo ngại về nó. Nhưng hiện thực cho thấy thị trường ngách có thể được xem là một nhân tố mang lại thành công cho công việc kinh doanh. Thị trường ngách cho phép chúng ta xác định đối tượng marketing mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm
tới. Khi biết đối tượng mục tiêu là ai, bạn sẽ biết được các nỗ lực marketing nên hướng vào đâu và tiêu tốn ngân sách bao nhiêu là vừa đủ.
Có 3 lý do để chọn thị trường ngách - Dễ dàng hơn cho việc tạo sức thuyết phục
Một định vị tốt hướng vào thị trường hẹp trong thị trường đó. Nó giúp bạn hoạt động kinh doanh với hình ảnh nhận diện tốt, đem đến cho khách hàng tiềm năng của bạn và những khách hàng mới lý do thiết thực để lựa chọn bạn.
Bằng cách này một chiến lược nép góc sẽ giúp một nhóm người mà bạn lựa chọn làm mục tiêu có nhiều lý do hơn để lựa chọn bạn. Vì nếu như bạn đưa ra những lý do chung chung cho bất kì ai thì họ cũng không có một lý do đủ lớn để lựa chọn bạn hoặc có thể không có lý do nào cả.
- Bạn sẽ có thể bảo vệ hoạt động kinh doanh của bạn
Xác định định vị của mình phù hợp với nhu cầu và mong muốn của thị trường nép góc, từ đó bạn sẽ xây dựng được lượng khách hàng trung thành riêng cho mình.
- Có thể phát triển được thị trường của mình
Bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch cho hoạt động quảng cáo truyền miệng đối với khách hàng trong phân khúc của mình, từ đó lôi kéo khách hàng bên ngoài phân khúc. Tất nhiên, truyền miệng sẽ thúc đẩy thị trường của bạn. Khách hàng trong phân khúc của mình sẽ kể về sản phẩm của mình cho những người xung quanh.
Các kênh thông tin quảng cáo có thể sử dụng:
+ Quảng cáo trên internet (các trang rao vặt, các trang cung cấp hàng nông sản, thực phẩm,…). Tận dụng thương mại điện tử trong việc quảng cáo và phân phối sản phẩm.
+ Phát tờ rơi ở những chỗ đông người. Dán aphic quảng cáo ở các cửa hàng đại lý của sản phẩm.
+ Phát triển danh sách khách hàng qua mạng lưới bạn bè, gia đình, những người đồng nghiệp và trong những quan hệ công việc.
+ Sử dụng hình tượng quảng cáo được các bà nội trợ yêu thích (các diễn viên nổi tiếng trên các bộ phim truyền hình dài tập, các đầu bếp nổi tiếng, …)
+ Tổ chức các buổi quảng cáo sản phẩm ở các siêu thị lớn, cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm. Sau vài ngày, sẽ có các cuộc điện thoại tiếp theo để kiểm tra xem khách hàng có hài lòng với món ăn hay không.
+ Đăng quảng cáo sản phẩm trên các báo: tiếp thị gia đình, phụ nữ. + Quảng cáo trên đài truyền thanh.
Địa điểm tung sản phẩm đầu tiên Tại TP.HCM
- Siêu thị (trưng bày gần quầy thu ngân, nhóm nhân viên giới thiệu sản phẩm, kết hợp dùng thử sản phẩm).
- Cửa hàng tạp hóa (cung cấp kệ trưng bày sản phẩm, băng rôn, có chương trình khuyến mãi cho cửa hàng, nếu doanh số sản phẩm bán vượt chỉ tiêu công ty đề ra).
- Chợ (nhóm nhân viên giới thiệu sản phẩm, kết hợp dùng thử sản phẩm, thường tổ chức chương trình vào thứ 7, chủ nhật).
- Đưa sản phẩm tham dự triển lãm, hội chợ, nếu thời điểm tung ra sản phẩm trùng với dịp tổ chức các chương trình trên liên quan đến thực phẩm.
Chiến lược quảng bá sản phẩm
- Đăng thông tin sản phẩm (hình ảnh minh họa về sản phẩm) trên báo “tiếp thị gia đình”, “phụ nữ” kèm theo công thức dạy nấu ăn một vài món phục vụ trong gia đình.
- Treo băng rôn, áp phích quảng cáo tại các địa điểm bán lẻ, siêu thị, một số nơi công cộng (trạm xe buýt, nhà văn hóa, công viên…).
- Áp dụng chương trình khuyến mãi định kỳ (3 tháng/lần, mỗi lần kéo dài 2 tuần), chương trình quảng cáo liên tục.
- Kết hợp với một công ty thực phẩm nào đó (công ty bột ngọt, đường…) có danh tiếng.
Chương trình khuyến mãi
- Mua 4 hộp tặng một tô thủy tinh cao cấp. - Mua 2 hộp tặng một chén thủy tinh cao cấp.
- Tuy không quảng cáo bằng phương thức truyền thông rộng rãi, hoặc không cần quảng cáo truyền thông, nhưng bao bì đẹp vẫn chiếm 1 thị phần ưu thế, vị thế lớn cho thương hiệu của chính mình thông qua nhãn mác sản phẩm.
- Tất cả các chi tiết về sản phẩm như chất lượng, tiêu chuẩn, hạn sử dụng, thành phần, giá trị dinh dưỡng .v.v... đã được thể hiện rõ trên bề mặt bao bì một cách chi tiết, giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về sản phẩm mà họ cần mua hay đặt hàng cho sản phẩm đó.
- Bao bì đẹp mắt, hấp dẫn.
- Sử dụng loại bao bì là bao bì hộp vệ sinh, thuận tiện cho người sử dụng.
Chiến lược các kênh phân phối
Người ta ví nếu doanh nghiệp giống như thân cây, thì hệ thống phân phối là bộ rễ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
Để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương án tối ưu phù hợp với doanh nghiệp.
- Phát triển các đại lý phân phối trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn. - Mở các gian hàng bán thực phẩm rau quả chế biến sẵn trong các siêu thị. - Tiếp thị đến các cửa hàng tạp hóa nhỏ
- Tiếp thị sản phẩm đến tận tay từng nhà người tiêu dùng. Sử dụng trung gian marketing
Giới trung gian marketing, qua những tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt động của họ đã đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợi hơn so với việc nhà sản xuất tự phân phối. Sử dụng giới trung gian phân phối có thể đem lại những sự tiết kiệm khá lớn
Ký hiệu quy ước: SX: Nhà sản xuất KH: Khách hàng
Hình 6.1: Trung gian phân phối có thể đem lại sự tiết kiệm như thế nào
Như hình vẽ cho thấy: Bốn nhà sản xuất trực tiếp làm marketing để phân phối cho bốn khách hàng đòi hỏi tới 16 lần tiếp xúc. Nhưng nếu sử dụng trung gian phân phối số lần tiếp xúc giảm xuống chỉ còn 8.
Hình 6.2: Các loại kênh marketing
Nhóm sẽ chọn kênh 3 cấp.
Tổ chức kênh phân phối theo hệ thống marketing dọc VMS (Vertical Marketing System). Một hệ thống marketing dọc VMS hoạt động như một thể thống nhất, gồm các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Hoặc thành viên này là chủ của thành viên khác hoặc cho họ độc quyền kinh tiêu hoặc có quyền lực mạnh đến nỗi các thành viên kia phải hợp tác. Một VMS có thể do một nhà sản xuất, một nhà bán lẻ hay một nhà bán sỉ thống trị. VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột do mỗi thành viên chỉ chạy theo lợi ích riêng của mình.
Hình 6.3: So sánh kênh marketing thông thường với hệ thống marketing dọc
7.5. Kết luận
Với sự chuẩn bị như trên chúng tôi sẽ sớm đưa ra thị trường sản phẩm “Gà nấu nấm đóng hộp” để góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng đồ hộp hiện nay, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và hướng tới việc xuất khẩu trong thời gian tới. Hi vọng sản phẩm sẽ nhận được sự quan tâm và đón nhận của người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng cẩn, Nguyễn Lệ Hà. Nguyên lý sản xuất đồ hộp thực phẩm.
2009.
2. Nguyễn Trọng Cẩn (chủ biên), Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Lệ Hà (2008). Công nghệ đồ hộp Thủy sản và Gia súc gia cầm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
3. Lê Ngọc Tú. Hóa sinh công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2002.
4. Hà Duyên Tư. Giáo trình kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm. NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Nguyễn Cảnh. Quy hoạch thực nghiệm. Đại học Bách Khoa Tp HCM, 2004.
6. Lê Mỹ Hồng. Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp. Trường đại học Cần Thơ, 2005.
7. Giáo trình thực hành công nghệ chế biến thủy sản, xúc sản - Trường ĐH Công Nghiệp tpHCM 2009.
8. Giáo trình chế biến súc sản, thủy sản - Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2009.
9. http://bannhanong.vn/danhmuc/MTI=/baiviet/Cay-sen--nguon-dinh-duong-va- duoc-lieu-qui/NTM1/index.bnn