Tình hình quản lý nguồn tài nguyên thực vật LSNG tại địa phương 1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 45)

T: THÁCH THỨC

4.5Tình hình quản lý nguồn tài nguyên thực vật LSNG tại địa phương 1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG

4.5.1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG

a. Cấp quốc gia

- Tại địa phương hệ thống quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng thực chất là do các lâm trường và vườn quốc gia Pù Mát trực tiếp quản lí. Hệ thống quản lí này mới tập trung vào một số đối tượng là gỗ, những sinh vật quí hiếm, các sinh vật đặc hữu, các sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các qui định đều nhằm ngăn cấm sự khai thác săn bắt các sinh vật trong nhóm trên.

- Chưa có văn bản nào có tính hệ thống hướng dẫn cho cấp cơ sở về quản lí nguồn LSNG.

b. Các văn bản pháp lí tại cộng đồng

Đối với các sản phẩm LSNG không thuộc những nhóm cấm khai thác, tại điểm nghiên cứu chưa tìm thấy một văn bản quy định nào về cách quản lý khai thác và phát triển mà phần lớn dựa vào sự quản lý của địa phương.

c. Hiệu quả của các hoạt động quản lý

- Trong nhiều trường hợp, cán bộ thực địa của vườn quốc gia Pù Mát và của địa phương đã lúng túng trong khi hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động trong khoanh nuôi tái sinh rừng. Và kết quả đôi khi lại có ảnh hưởng không tốt đến bảo vệ đa dạng sinh học nguồn LSNG và nguồn thu của người dân.

- Trong nhiều trường hợp, sự giám sát và quản lý của địa phương bị áp lực của những mối quan hệ xã hội chi phối, như quan hệ họ hàng, cùng là người trong địa phương, hay quen biết nên phần lớn trường hợp vi phạm chưa có sự ứng xử đúng mức.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 45)