Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 1 Thị trường LSNG ở Lục Dạ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 41)

4.4.1 Thị trường LSNG ở Lục Dạ

LSNG rất đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm được thu hái, gây trồng cho mục đích sử dụng gia đình, địa phương. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại LSNG đã cung cấp một nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân sống gần rừng thông qua trao đổi thương phẩm các sản phẩm này. Khía cạnh thị trường là một vấn đề ảnh hưởng hết sức quan trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loại LSNG.

Bảng 8: Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương Tên loài

Thị trường

Mây nếp songMây Đót Măng Nứa Mét

Nơi bán Tư thương địa phương Tư thương địa phương Tư thương địa phương Tại địa phương Tư thương địa phương Tư thương địa phương Giá bán 3000đ/ cây 2800đ/ cây 500-600 đ/ kg 10000-1 5000/kg 500đ/ cây 4000đ/ cây Sự ổn định của thị trường Khá ổn định Khá ổn định Ít biến động Ổn định Ít biến động Ít biến động Thị hiếu của người mua Rất thích Rất thích Thích Thích Thích Thích

Qua bảng ta có thể thấy giá cả của một số loại LSNG như mật ong, mét, mây nếp, mây song là khá cao. Điều này cũng cho thấy do giá trị thị trường cao nên các sản phẩm này bị khai thác một cách bừa bãi, người khai thác chỉ chú ý tới cái lợi trước mắt mà không biết được tác hại sau này. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này phần lớn là do một số người buôn bán tại địa phương mua lại của người khai thác, sau đó bán lại cho các tư thương vùng dưới Vinh lên mua. Theo các hộ thu mua ở đây, cứ đến mùa đót hầu hết các hộ nghèo và một số hộ có mức sống trung bình trong xã đều tham gia khai thác đót với số lượng nhiều, mọi thành viên trong gia đình từ người già đến trẻ em đều có thể đi khai thác. Giá 1kg đót tươi bán trung bình 500-600 đồng. Một ngày họ đi được 20-30kg. Như vậy một người lớn trong gia đình cũng thu được 10.000-18.000 đồng/ngày. Người mua, sau khi thu mua họ phơi khô và bán ra với giá 1.500-2.500đ/kg. Với đót thì người dân chỉ khai thác được trong mùa từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4 dương lịch. Bên cạnh đó, người dân còn hay vào rừng khai thác các loại măng như măng tre, măng nứa, măng mét,… về bán tươi cho các tư thương với giá 10.000-15.000đ/kg. Nếu người dân biết cách sơ chế như luộc rồi phơi khô thì giá trị của sản phẩm này sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể bán với giá 35.000- 40.000đ/ kg măng khô.

Các sản phẩm được người dân khai thác quanh năm như: mây, song, nứa, mét thì số lượng người dân bán rải rác, không khai thác theo mùa. Chỉ khi nông nhàn hay những lúc cần tiền họ mới vào rừng khai thác. Mây ở đây chủ yếu là mây nước và mây song, giá bán bình quân khoảng 2.800-3000đ/ cây dài 3-4m. Hiện nay do nguồn lâm sản này khan hiếm nên muốn khai thác người dân phải đi rất xa, vào trong rừng sâu, do vậy nếu đi khai thác mây họ phải ở lại trong rừng 1 tuần mới về. Thường các sản phẩm này người dân chỉ khai thác khi có người đặt mua. Những người thu mua địa phương hoặc người buôn bán trung gian cho người thu hái vay/ tạm ứng tiền mặt hoặc lương thực, thực phẩm trước, sau đó thu hái LSNG để trả lại cho các thương nhân này. Vì vậy, giá cả do các thương nhân này quyết định, người thu mua không có quyền mặc cả. Mặc dù bị ép giá như vậy nhưng những người trực tiếp thu hái vẫn phải làm vì họ không có đủ tiền hoặc lương thực để sống. Hầu hết giá bán tại địa phương chỉ bằng khoảng 50% đến 70% giá bán tại thành phố Vinh.

Hiện nay, các sản phẩm mây không còn nhiều nhưng thị trường cũng như giá cả khá ổn định, nếu biết khai thác một cách hợp lý, đi đôi với việc gây trồng, bảo vệ thì đây sẽ là một thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân xã Lục Dạ.

Các sản phẩm như nứa, mét ở địa phương khá nhiều, được người dân trồng ven khe suối nên phát triển rất tốt. Theo kết quả phỏng vấn thì hiện nay số lượng nứa, mét bán ra tùy thuộc vào từng thời điểm, giá cả tương đối ổn định.

Kênh thị trường của các sản phẩm mây, mét, nứa, đót, măng và một số sản phẩm khác tại xã Lục Dạ được mô tả ở sơ đồ1.

Sơ đồ 1. Kênh thị trường tiêu thụ một số sản phẩm LSNG.

Sử dụng trực tiếp

Người thu mua ở địa phương Người khai thác LSNG Người buôn bán trung gian Đại lý các hộ sản xuất chế biến nhỏ lẻ Người tiêu dùng

Mạng lưới hay kênh thị trường của hầu hết các loại LSNG ở địa phương đều có rất nhiều những người buôn bán nhỏ tham gia. Mỗi loại sản phẩm có thể có những kênh hoặc mạng lưới thị trường khác nhau. Tuy nhiên, kênh thị trường của hầu hết các loại sản phẩm LSNG đều có một số thành phần tham gia chính như sau:

- Người khai thác: đây đối tượng trực tiếp vào rừng khai thác sản phẩm nhưng họ lại không được hưởng lợi nhiều bằng những con buôn, bởi phần lớn những người khai thác trực tiếp không đánh giá được giá trị thật của các lâm sản này, thậm chí họ còn không biết cả mục đích sử dụng của nó, nên phần lớn lợi nhuận thuộc về những lái buôn.

- Người thu mua hoặc dự trữ tại địa phương: đối tượng này có thể dùng lương thực, thực phẩm để đổi hoặc dùng tiền mặt để mua LSNG của người thu hái rồi dự trữ hoặc bán ngay cho người buôn bán trung gian.

- Những người buôn bán trung gian: họ là những thương nhân độc lập chuyên mua LSNG trực tiếp từ người thu hái hoặc từ người thu mua địa phương (chủ yếu là từ đối tượng này) rồi vận chuyển về thành phố bán cho người mua ở vùng đô thị.

- Đại lý: là nơi thu mua LSNG từ những người buôn bán trung gian rồi bán lẻ cho người chế biến, chế biến.

- Điểm bán nhỏ, lẻ: là nơi mua lại các sản phẩm LSNG từ các đại lý lớn rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Ta thấy, thực vật LSNG được người dân khai thác về họ có thể sử dụng trực tiếp nếu họ có nhu cầu hoặc có thể bán cho những người thu mua ở địa phương. Những người thu mua ở địa phương lại bán lại cho những người buôn bán trung gian (thường là người ở thị trấn Con Cuông hoặc người dưới Vinh lên mua), sau đó họ lại bán cho các đại lý, rồi đại lý lại bán lẻ cho các hộ sản xuất, chế biến và cuối cùng các hộ này bán lại cho người tiêu dùng. Như vậy, ta thấy nhu cầu của thị trường LSNG là rất lớn, do nhu cầu nguyên liệu khan hiếm nên tình trạng mua bán đã diễn ra hết sức phức tạp. Với mạng lưới hay kênh thị trường như vậy, những người trực tiếp thu hái LSNG thường kiếm được thu nhập rất thấp và thường xuyên bị ép giá, còn những người tiêu dùng sản phẩm lại phải mua với giá rất cao. Vì thế để tăng thu nhập cho người dân và để thu mua những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt thì các làng nghề, các nhà máy cần trực tiếp thu mua ở những điểm cố định và cung

cấp những thông tin, tư liệu về LSNG và thông tin về thị trường cho người dân địa phương. Một số loài thực vật LSNG hiện nay đang được chú ý ở khu vực nghiên cứu là Nứa, Mét, Song, Mây, Cọ..., đây là những loài có lượng cầu rất lớn trên thị trường vì chúng có nhiều tác dụng phục vụ cuộc sống thường ngày của con người, một số sản phẩm với số lượng không nhiều nhưng hầu như toàn bộ những gì người dân khai thác được từ rừng đều bán trực tiếp cho làng nghề, phân xưởng, hiệu thuốc gia truyền. Mặt khác, nghề thủ công mỹ nghệ cần sự khéo léo của đôi tay và sự kiên trì nhẫn nại của người thợ. Tuy nhiên các làng nghề mây tre đan ở địa phương thì các hoạt động diễn ra theo mùa vụ, người dân chỉ làm thêm khi rỗi rãi, khi chưa vào mùa vụ mặc dù thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp.

* Những trở ngại ảnh hưởng đến hệ thống thị trường LSNG trong khu vực: - Thiếu thông tin thị trường về giá bán, chất lượng sản phẩm, số lượng người mua yêu cầu…

- Cấu trúc thị trường còn nhiều khâu trung gian, dẫn đến người trực tiếp khai thác có ngày công lao động quá thấp, trong khi đó người trung gian chỉ cần bỏ ra ít công sức nhưng thu được lợi nhuận lớn hơn người trực tiếp khai thác.

- Người khai thác chủ yếu là các hộ gia đình nghèo, thiếu ăn, thiếu hiểu biết về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Số lượng sản phẩm khai thác được ngày càng ít dần (thể hiện ở số lượng sản phẩm người khai thác thu được trong một ngày, số lượng sản phẩm tư thương thu mua hàng năm…).

- Hình thức khai thác thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 41)