Vai trò của LSNG đối với đời sống của người dân xã Lục Dạ 1 Giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 37)

4.3.1 Giá trị kinh tế

Hiện nay nguồn lâm sản được quan tâm nhất trong xã Lục Dạ vẫn là gỗ, còn đối với thực vật LSNG thì chỉ một số loài chủ yếu như tre, nứa, song, mây…để phục vụ cho các phân xưởng chế biến bột giấy, các làng nghề thủ công mỹ nghệ… Song lượng nguyên liệu chủ yếu này lại được thu mua từ người dân, còn các loài thực vật LSNG khác thì chưa được quan tâm nhiều.

Qua quá trình điều tra cơ cấu thu nhập của ba nhóm hộ (khá, trung bình, nghèo) tại 3 bản của xã Lục Dạ (bản Mét, bản Tân Hợp, bản Lục Sơn). Đây là

3 bản tiêu biểu cho 3 dân tộc (Kinh, Thái, Đan lai) sống trong địa bàn xã, và sống liền kề với rừng. Người dân nơi đây có nhiều hoạt động tác động vào rừng, họ có cuộc sống mưu sinh liên quan chặt chẽ đến rừng, đồng thời cũng có nhiều quan tâm đến nghề rừng kết quả được trình bày ở bảng 7.

Bảng 7: Thu nhập bình quân của 3 bản (bản Lục Sơn, bản Tân Hợp, bản Mét) xã Lục Dạ năm 2008 Nhóm hộ Nguồn thu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Bản Lục Sơn Trồng trọt 5.300.000 24 3.300.000 32,67 2.200.000 30,56 Chăn nuôi 6.500.000 36,9 3.500.000 34,65 1.700.000 23,61 LSNG 4.300.000 17,97 1.500.000 14,85 1.900.000 26,39 Nguồn khác 5.700.000 21,09 1.800.000 17,83 1.400.000 19,44 Tổng 21.800.000 100 10.100.000 100 7.200.000 100 Bản Tân Hợp Trồng trọt 3.000.000 30 3.100.000 36,47 1.500.000 26,32 Chăn nuôi 3.300.000 33 2.700.000 31,76 2.000.000 35,08 LSNG 2.500.000 25 2.000.000 23,53 1.900.000 33,33 Nguồn khác 1.200.000 12 700.000 8,24 300.000 5,27 Tổng 10.000.000 100 8.500.000 100 5.700.000 100 Bản Mét Trồng trọt 2.100.000 29,03 1.800.000 32,39 1.500.000 31,04 Chăn nuôi 3.400.000 41,94 2.100.000 38,03 1.200.000 32,76 LSNG 1.600.000 22,58 1.800.000 25,35 2.100.000 34,48 Nguồn khác 800.000 6,45 300.000 4,23 600.000 1,72 Tổng 7.900.000 100 6.000.000 100 4.400.000 100

* Bản Lục Sơn:

Nằm trong vùng đồi núi xen kẽ ruộng lúa nước, bản Lục Sơn chủ yếu là người kinh sinh sống và nằm ở ven đường chính nên việc giao lưu, trao đổi, buôn bán có nhiều thuận lợi và người dân cũng được tiếp xúc nhiều hơn với các kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt mang lại năng suất cao. Đặc biệt, người dân nơi đây còn có nhiều hộ giàu lên nhờ việc buôn bán các mặt hàng như cây thuốc, thu mua những loại nguyên liệu xản xuất từ thực vật LSNG như các loại song, mây, tre, nứa…rồi bán lại hoặc nhập cho các nhà máy. Do đó, cuộc sống người dân khá ổn định và nhiều hộ gia đình đã chuyển sang làm ăn theo mô hình trang trại lớn, trong đó có trồng nhiều loại cây LSNG có giá trị. Cơ cấu thu nhập của bản Lục Sơn khá đều.

Qua bảng 7 ta thấy nhóm hộ I là nhóm hộ có thu nhập cao nhất, trong đó nguồn thu nhập từ chăn nuôi là lớn nhất. Vì đây là nhóm hộ khá giả trong bản Lục Sơn nên họ có vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi và tận dụng họ biết tận dụng các loại thực vật LSNG không bán được trên thị trường nhưng có ích cho chăn nuôi như các loại cỏ, lá cây,… Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà họ còn đầu tư vào cả các ngành sản xuất khác như trồng trọt hay buôn bán nhỏ. Do địa bàn nơi đây thuận tiện với việc giao lưu buôn bán nên nhiều hộ đã tân dụng triệt để những điều kiện thuận lợi này để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Họ còn rất táo bạo trong việc thử nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao.

Nhóm hộ thứ II có thu nhập thấp hơn nhóm hộ I, tuy nhiên trong cơ cấu thu nhập của họ thì nguồn thu từ chăn nuôi vẫn là lớn nhất. Như vậy, nhóm hộ này cũng đã biết tân dụng nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có từ thực vật LSNG để đầu tư và phát triển chăn nuôi. Nguồn thu trực tiếp từ việc khai thác thực vật LSNG vẫn chỉ được xếp ở vị trí cuối cùng vì nơi đây người ta vẫn tập trung sản xuất nông nghiệp nhiều hơn bởi địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá bằng phẳng. Nhưng vào những ngày nông nhàn thì người dân thường vào rừng để thu hái các sản phẩm như măng, các loại hoa quả, cây thuốc,… đem bán. Có những hộ gia đình đã trồng tại vườn nhà các loại cây LSNG để không phải vào rừng mà họ vẫn có sản phẩm cần thiết.

Riêng nhóm hộ III là nhóm hộ có bình quân thu nhập thấp nhất. Nguồn thu lớn nhất của họ chủ yếu là các sản phẩm trồng trọt và dựa vào việc thu hái các sản phẩm tự nhiên từ rừng để phục vụ cuộc sống chứ chưa có việc gây trồng và chăm sóc theo qui mô lớn như các nhóm hộ I và II, thậm chí hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình còn thiếu ăn, vì họ không có vốn đầu tư cho sản xuất, họ không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để mang lại năng suất cao. Do đó, người dân ở nhóm này thường vào rừng để thu hái các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các sản phẩm LSNG nên một số nguồn tài nguyên này đang bị can kiệt và trở nên khan hiếm dần.

Như vậy, người dân một mặt vẫn khai thác mạnh các nguồn thực vật LSNG nhưng mặt khác họ cũng nhận thấy rằng việc trông chờ vào nguồn thực vật LSNG từ rừng như hiện nay là không lâu bền, không đảm bảo được cuộc sống ổn định cho gia đình. Vì vậy, họ đã mạnh dạn nhận đất rừng của xã để gây trồng chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật cho LSNG, nhưng chủ yếu người dân vẫn là chăm sóc và bảo vệ để hưởng tiền công lao động chứ chưa thực sự gây trồng rộng rãi.

* Bản Tân Hợp:

So với bản Lục Sơn thì bản Tân Hợp nằm sâu vào phía trong hơn do đó việc giao lưu, buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nhiệp không thể cung cấp đủ nhu cầu lương thực do đó người dân phải dựa vào rừng để nâng cao thu nhập, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là 2 nguồn thu lớn trong các hộ gia đình. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong bản Tân Hợp cũng tương tự như bản Lục Sơn. Ở đây, nhóm III vẫn là nhóm hộ có nguồn thu nhập thấp nhất. Người dân sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt dần không đủ để đáp ứng cuộc sống của họ. Vì vậy một số người đã phải đi làm thuê kiếm sống. Mặt khác, đất rừng được giao cho người dân thì chủ yếu họ lại canh tác nương rẫy bằng các phương thức canh tác lạc hậu, do đó đất đai ngày càng thoái hóa, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống của người dân không ổn định. Các loài có giá trị cao thường ở trong rừng sâu, việc thu hái là rất vất vả và gặp nhiều rủi ro. Song người dân lại không có kiến thức để gây trồng những loài cây này.

* Bản Mét:

So với 2 bản trên Bản Mét là nơi xa trung tâm trao đổi buôn bán, cuộc sống của người dân chủ yếu là tự cung tự cấp. Dân cư nơi đây chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, chủ yếu sống dựa vào rừng Phương thức canh tác lạc hậu do đó năng suất cây trồng, vật nuôi đều rất thấp và hầu như cuộc sống của người dân vùng này quanh năm thiếu đói.

Thu nhập của người dân ở bản Mét rất thấp, cuộc sống của họ rất khó khăn. Nguyên nhân là do người dân không có vốn để đầu tư và cũng không có kiến thức về kĩ thuật trồng cũng như chăm sóc để tạo nguồn thu nhập ổn định, họ sống nhờ vào tự nhiên đặc biệt sống nhờ vào rừng. Do đó, kể cả các em nhỏ cũng phải làm quen với việc đi rừng mà không được đến trường. Với nguồn đất đai khá lớn và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nếu người dân nơi đây biết cách trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lí thì có thể cải thiện tình hình cuộc sống.

Qua bảng 7 ta nhận thấy LSNG đóng vai trò xuyên suốt trong hầu hết các nguồn thu nhập của người dân, từ hộ giàu cho đến hộ nghèo, chỉ là dưới hình thức này hay hình thức khác mà thôi. Đa số các hộ thiếu ăn thì nguồn thu nhập bổ sung chủ yếu là từ tài nguyên LSNG. Nguồn này đóng góp trung bình khoảng 40-50% vào thu nhập các nông hộ. Nhưng vốn hiểu biết về việc phát triển thực vật cho LSNG của người dân địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết khả năng vốn có của nó, có những loài bị khai thác cạn kiệt và một số loài hầu như không được để ý đến mặc dù giá trị của chúng không nhỏ. Nguồn thu do LSNG mang lại chủ yếu thông qua hoạt động thu hái và buôn bán, trong đó chỉ có một số hộ có vốn vừa có đầu óc kinh doanh và có vị trí thuận lợi mới tiến hành buôn bán, còn đại đa số người dân là tham gia thu hái. Nhìn chung, việc khai thác LSNG của người dân chưa hợp lí mặc dù họ có kiến thức về khai thác, chế biến và sử dụng nhiều loài cây khác nhau. Hầu hết người dân nơi đây đều nhận thức được việc khai thác tài nguyên rừng ngày một khó khăn vì vậy họ đang tìm cố gắng tìm hướng mưu sinh khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w