Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)

Bằng phương pháp phân tích SWOT thông qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, đánh giá và các tài liệu có liên quan tôi tổng kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực như sau:

S: ĐIỂM MẠNH

- Đất nông nghiệp còn tương đối dồi dào nên việc quy hoạch và bố trí cây trồng còn tương đối thuận lợi.

- Người dân hưởng ứng kế hoạch giao đất giao rừng.

- Người dân có thể thay đổi tập quán canh tác lạc hậu và kìm hãm sự phá rừng.

- Có tính cộng đồng cao.

- Có vốn kiến thức bản địa phong phú.

- Lực lượng lao động dồi dào.

W: ĐIỂM YẾU

- Trình độ dân trí thấp, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

- Cây trồng đơn điệu, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Hầu hết số hộ dân còn trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.

- Địa hình đồi núi phức tạp cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đất đai đang bị thoái hóa.

- Tỉ lệ tăng dân số còn khá cao. - Khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong sản xuất, bảo quản các loại sản phẩm LSNG.

O: CƠ HỘI

- Có sự đầu tư của chương trình 135, dự án 661, sự quan tâm của các cấp chính quyền, cán bộ lâm nghiệp của vườn quốc gia Pù Mát.

- Đang được sự quan tâm chú ý đầu tư của một số tổ chức quốc tế giúp cải thiện, nâng cao điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng

người dân vùng đệm.

- Chương trình nước sạch nông thôn đầu tư hệ thống nước nội bản,

- Những vùng gần sông đất phù sa, có cơ hội phát triển sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ LSNG ngày càng được mở rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)