0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI (Trang 37 -44 )

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hạn chế mà hầu hết các CTCK khác trong bủôi đầu hoạt động đều mắc phải. Xét một cách tổng quát, vẫn phải thừa nhận rằng các dịch vụ của công ty đang tiến hành vẫn còn đơn giản và bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, công ty triển khai hoạt động môi giới chưa đạt hiệu quả như mong

thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nếu như ở nước ngoài có sự gắn bó mật thiết giữa môi giới và tư vấn thì ở nước ta hàm lượng tư vấn trong hoạt động môi giới còn hết sức hạn chế. Các dịch vụ của nhà môi giới toàn phần không được triển khai thực hiện.

Thứ hai, mặc dù các dịch vụ đi kèm như cầm cố chứng khoán và ứng trước

tiền bán chứng khoán đã được triển khai nhưng chưa thực sự phát triển. Vì vậy một mặt chưa tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội trong đầu tư chứng khoán, mặt khác cũng là một hạn chế trong việc phát triển hoạt động môi giới của công ty.

Thứ ba, công ty triển khai các chính sách khách hàng chưa thực sự hiệu quả.

Công ty chưa chủ động tìm đến khách hàng để thực hiện các hoạt động tư vấn. Các nhà đầu tư hiện nay rất đa dạng, ở đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội với mức độ hiêu biết chứng khoán khác nhau nhưng nhìn chung hoạt động đầu tư của họ chưa mang tính chuyên nghiệp. Bởi vậy, họ rất cần đến những lời khuyên bổ ích từ phía các công ty chứng khoán trong các quyết định đầu tư. Với một tiềm năng về khách hàng như vậy mà công ty vẫn đang trong tình trạng chờ đợi nhà đầu tư tìm đến với mình chứ chưa chủ động tìm đến họ để thực hiện các hoạt động tư vấn. Chiến lược khách hàng mới đang trong giai đoạn hình thành, cơ sở khách hàng chưa hướng sang đối tượng khách hàng nhỏ lẻ nhất là trong lĩnh vực môi giới cổ phiếu.

Thứ tư, công ty xây dựng danh mục cho hoạt động đầu tư tự doanh cổ phiếu

còn nhiều bất cập. Cụ thể, việc phân bố tài sản vào các loại cổ phiếu hoàn toàn dựa trên các phân tích mang nặng tính định tính, chủ quan. Việc lựa chọn các loại cổ phiếu cho danh mục đầu tư hầu như chỉ chú trọngđến yếu tố rủi ro và thu nhập của từng loại cổ phiếu đơn lẻ chứ chưa có sự đánh giá về vai trò và tác động của

từng loại cổ phiếu đến mức rủi ro, thu nhập kỳ vọng chung của cả danh mục đầu tư.

Thứ năm, các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành sẽ ngày

càng khó khăn hơn. Bởi vì đây là những dịch vụ đòi hỏi công ty phải có được uy tín đối với các nhà đầu tư, nhưng do thành lập chưa lâu nên khó có thể có được lòng tin của khách hàng ngay từ những buổi đầu. Mặt khác do lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng và sự cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các định chế kinh doanh chứng khoán. Một số CTCK đã và đang ráo riết nâng vốn điều lệ, nâng cấp hệ thống giao dịch và bổ sung lực lượng nhằm tranh thủ chiếm chỗ trên thị trường.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: TTCK chưa có bộ luật riêng về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh chứng khoán do nhiều luật khác nhau cùng điều chỉnh, do đó, những mâu thuẫn, chồng chéo là điều không tránh khỏi.

- TTCK do mới thànhlập nên nhiều hoạt động còn nhiều hạn chế: TTCK Việt Nam phát triển mà không có sự pt của thị trường OTC (Thị trường chứng khoán phi tập trung) làm tiền đề, các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn nghèo nàn, ngoài ra các CTCK còn chịu ảnh hưởng của các quyết định hành chính của UBCKNN.

- Nhận thức của các nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức đến các dịch vụ của CTCK còn hạn chế: Đây là một yếu tố gây rất nhiều khó khăn cho các CTCK trong

lãnh phát hành, các doanh nghiệp là chủ thể tạo nên “cầu” về bảo lãnh phát hành, là đối tượng để các CTCK thực hiện hoạt động này. Song nhìn chung, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết ý nghĩa cũng như lợi ích của việcđể cho các CTCK thực hiện bảo lãnh phát hành khi họ có ý định huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường. Điều này làm cho hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công ty chưa chủ động tìm đến khách hàng: Thực trạng hiện nay của công ty chủ yếu các khách hàng tìm đến với công ty vì họ cần dịch vụ chứ không phải là công ty tự tìm đến khách hàng nhằm mở rộng thị trường hoạt động. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì đó là một điều khó chấp nhận.

- Các hoạt động của công ty còn nhiều hạn chế: mặc dù đủ điều kiện để thực hiện tất cả các hoạt động dịch vụ nhưng công ty mới chỉ triển khai một số dịch vụ cơ bản như: Môi giới, bảo lãnh… Nhưng ngay cả hoạt động môi giới được đánh giá là thực hiện tốt nhưng cũng chưa làm khách hàng hài lòng vì theo họ thì phí môi giới còn quá cao.

- Nguồn nhân lực của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu: nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đây cũng là vấn đề bất cập cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ hiện nay không thể nói là không có trình độ. Hầu hết đều được đào tạo bài bản qua các trường đại học trong đó nhiều người đã có bằng thạc sĩ hoặc đang học cao học. Tuy nhiên để đáp ứng cho yêu cầu phát triển của thị trường thì lực lượng nhân sự hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế: Để có một thị trường công bằng, công khai, hiệu quả cần phải có một hệ thống thu nhập, phân tích, xử lý và công bố thông tin đủ hiện đại. Chẳng hạn, đối với hoạt động môi giới để có thể triển khai một cách hiệu quả cần được sự trợ giúp của công nghệ hiện đại trong việc xử lý lệnh nhanh chóng, chính xác, giúp truyền thông trên diện rộng, kết nối được nhiều văn phòng chi nhánh thành mạng thống nhất giúp công tác kiểm soát, kiểm tra phát hiện các vấn đề liên quan đến lợi ích của khách hàng

Chương III: Một số giải phát chủ yếu phát

triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty

chứng khoán SSI

3.1 Phương hướng phát triển của công ty những năm tới

Công ty CPCK Sài Gòn (SSI) sẽ tiến hành cải tổ mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Về ngắn hạn: thực hiện các biện pháp đồng bộ để giữ vững vị trí hàng đầu

trên các mảng nghiệp vụ; tìm kiếm sản phẩm , dịch vụ, giải pháp phù hợp với thị trường, đồng thời kết hợp các hoạt đông đầu tư có chiều sâu vào nhân lực và hệ thống

Về dài hạn: tiếp tục phát triển các thế mạnh cốt lõi với tư cách là nhà tư vấn,

nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, nhà quản lý tài sản và tổ chức đồng đầu tư với cơ cấu doanh thu cân đối giữa các mảng nghiệp vụ

SỨ MỆNH MỚI, TẦM NHÌN MỚI

Tầm nhìn

“Chúng ta cùng thành công”

Sứmệnh

Kế hoạch hoạt động dịch vụ môi giới

Củng cố hệ thống chuẩn mực, nhất quán về thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên

Tăng cường đào tạo kỹ năng môi giới và tư vấn cho khách hàng của nhân viên Nâng cấp hệ thống giao dịch điện tử, xây dựng thêm hệ thống web trading thay thế cho smart trading hiện tại

Đặt mục tiêu giữ vững vị thế công ty môi giới tốt nhất: đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong đầu tư

Giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần MG KH nước ngoài

Kế hoạch Dịch vụ Ngân hàng đầu tư

Ngoài sản phẩm truyền thống, SSI hướng tới cung ứng cho khách hàng các nhóm giải pháp đồng bộ và đa dạng trên cơ sở nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc nhu cầu của KH.

Trong năm 2010, SSI tập trung cung cấp các sản phẩm M&A, tái cấu trúc, TPCD doanh nghiệp

Thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư, đa dạng hóa đối tượng KH, đặc biệt là kh doanh nghiệp và tập đoàn tư nhân

Kế hoạch hoạt động Công ty Quản lýquỹ

Tiếp tục nâng cao kết quả kinh doanh của các quỹ và năng lực quản lý DMĐT Ngoài phát triển KH tổ chức, sẽ mở rộng sang quản lý tài sản KH cá nhân Tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế để tăng cường khả năng huy động vốn từ NN thành lập các quỹ đầu tư đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và cơ sở hạ tầng tại VN.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh doanh dịch vụ tại Công ty Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI (Trang 37 -44 )

×