Nguyên nhân hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 65 - 68)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Thiếu sự quan tâm của Ban lãnh đạo: Nhận thấy rõ voi trò của hoạt động kinh doanh trái phiếu trong thời điểm thị trường đầy biến động như hiện nay nhưng mảng hoạt động này vẫn chưa thực sự có được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo CTCK Thăng Long. Cho tới thời điểm hiện nay, hoạt động này vẫn chưa có một lộ trình và quy chế hoạt động đầy đủ cũng như chưa có một kế hoạch phát triển cho từng thời kỳ nhất định.

Hoạt động kinh doanh trái phiếu chưa có bộ phận chuyên trách. Hiện nay hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS được giao cho phòng Nguồn vốn đảm nhận mà chưa có một bộ phận chuyên biệt cho hoạt động này. Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu trong mảng hoạt động tự doanh trái phiếu cũng cần có sự tác nghiệp của các đơn vị khác trong

nhau, bộ phận phân tích trái phiếu và cổ phiếu tách riêng, không có sự trao đổi thông tin qua lại. Bộ phận quản lý rủi ro mới chỉ đánh giá hoạt động môi giới của công ty chứ chưa xem xét phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu nói riêng và đầu tư chứng khoán nói chung. Bộ phận phân tích chủ yếu tập trung vào phân tích vi mô các công ty để phục vụ cho hoạt động đầu tư cổ phiếu chứ chưa đánh giá về TTTP. Như vậy, TLS cần cải tổ cơ cấu để phát triển mảng trái phiếu từ đó mới phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế nâng cao vị thế của TLS trên thị trường trái phiếu.

Lưc lượng cán bộ phục vụ cho hoạt động kinh doanh trái phiếu còn mỏng. Lượng cán bộ dành cho loại hình kinh doanh này tại TLS mới chỉ có 2 người, một trưởng phòng chịu trách nhiệm chung về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, 1 cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm kinh doanh trái phiếu, nhân viên này vừa phân tích đánh giá thị trường thực hiện các báo cáo về TTTP, vừa thực hiện trading trái phiếu giao dịch với khách hàng đồng thời làm các thủ tục hồ sơ giấy tờ mua bán trái phiếu. Điều này sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư mang nhiều tính chủ quan và có thể dẫn đến sai sót trong định giá hoặc trading trái phiếu.

Nguồn: CTCK ThăngLong

Hình 2.12. Cơ cấu hoạt động của phòng Nguồn vốn

Thiếu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu điều này được thể hiện rõ trên Hình 2.11. Nguồn vốn của công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư cổ phiếu và các dịch vụ khác của công ty nên khi có cơ hội kinh doanh trái phiếu thì nguồn vốn lại thiếu linh động. Trong khi đó, để phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi công ty cần có một lượng vốn dài hạn lớn để đầu tư kinh doanh trái phiếu với một

Tr.P Nguồn vốn

Kinh đoanh trái phiếu

(Phân tích TP, trading trái phiếu, back…)

Huy động nguồn Cân đối nguồn

kỳ hạn của trái phiếu.

Nguyên nhân khác như quan hệ của khách hàng và các thành viên giao dịch trái phiếu khác, khả năng thu thập và phân tích thông tin, kỹ thuật phân tích thị trường, phát triển ứng dụng các công cụ phòng vệ, … đều chưa được phát triển.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Do sự hạn chế về sự phát triển của TTTP: Trong những năm gần đây, TTTP Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu khả quan nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, thanh khoản còn thấp. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP, trong khi theo kinh nghiêm trên thế giới thì TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Hệ thống các nhà đầu tư cũng chưa phát triển. Các Ngân hàng, quỹ đầu tư chủ yếu đầu tư vào các TPCP, trái phiếu của các NHTM Nhà nước (VCB, ICB, MHB, BIDV), công trái, trái phiếu đô thị, trái phiếu do Bộ Tài Chính phát hành và trái phiếu của một số doanh nghiệp có uy tín (Công ty Tài chính Dầu khí, Tập Đoàn Điện Lực VN, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM, Tổng Công ty Sông Đà). Các Quỹ đầu tư có danh tiếng trên thị trường Việt Nam cũng quan tâm đến trái phiếu nhưng mức độ đầu tư còn khá thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức khác chủ yếu đầu tư vào TPCP hoặc trái phiếu chuyển đổi của các Công ty, của các Ngân hàng lớn có danh tiếng do kỳ vọng được chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai.

Số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế và lãi suất đặt thầu ít mang tính đại diện cho thị trường. Bên cạnh đó, khối lượng phát hành các TPCP còn hạn chế, chưa đa dạng về chủng loại. Tính cạnh tranh của TTTP còn thấp khi các hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các NHTM với tính thuận tiện hơn nên được ưa chuộng hơn đầu tư vào trái phiếu, cùng với tính thanh khoản kém hơn nên trái phiếu chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, đặc biệt là tiềm năng về vốn trong dân cư hiện nay là rất lớn.

Không có tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, là rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ khi phát hành trái phiếu. Thiếu tổ chức xếp hạng tín dụng, các tổ chức nắm giữ TPDN rất khó bán trái phiếu này trên thị trường thứ cấp. Do vậy, khi quyết định đầu tư TPDN, các công ty thường xác định nắm giữ trái phiếu cho tới khi đáo hạn.

Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường chính là những người giúp cân bằng áp lực cung - cầu trên thị trường trái phiếu. Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường làm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu trên thị trường thứ cấp thiếu tính linh hoạt và

phiếu.

Hoạt động công bố thông tin chưa đầy đủ và hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh. Việc công khai hóa thông tin vẫn còn ở mức độ giới hạn, chưa rõ ràng, minh bạch. Chính phủ cung cấp chưa kịp thời cho nhà đầu tư các báo cáo tài chính (đến cuối tháng 7/2008 trên trang Web của Bộ Tài Chính cũng chỉ công khai đến báo cáo quyết toán NSNN của năm 2006) và kế hoạch phát hành TPCP trong năm như số lượng TPCP phát hành vay nợ trong năm chỉ được công bố khi gần đến đợt phát hành. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư dài hạn. Đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn còn tâm lý e ngại việc công khai thông tin, chỉ thực hiện việc này theo hình thức đối phó, chưa thật sự minh bạch. Ngoài ra, các thông tin về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn huy động từ trái phiếu ra công chúng chưa được đầy đủ.

Hệ thống pháp luật bước đầu hình thành nhưng chưa hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chưa đồng bộ, cơ chế hoạt động chưa thật hoàn chỉnh. Mặc dù hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng đã được bổ sung và điều chỉnh khá nhanh nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp được sự phát triển của thị trường. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết cho thị trường phi tập trung (OTC), hoạt động định mức tín nhiệm, các công cụ phái sinh …, nên chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình.

Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân còn có do thị trường phi tập trung OTC còn chưa phát triển, nhận thức của các doanh nghiệp và công chúng đầu tư về thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng còn thấp….

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w