• Mở rộng quan hệ khách hàng và các nhà đầu tư khác
Khách hàng là mục tiêu mà bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng phải hướng tới, đặc biệt là khách hàng tổ chức do đặc thù khối lượng giao dịch thường lớn và ổn định. Nhất là đối với TTTP đòi hỏi vốn lớn, chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới có đủ nguồn lực để tham gia.
Với hoạt động môi giới trái phiếu, TLS cần tận dụng vị thế hiện tại là một trong 13 thành viên giao dịch trái phiếu chính phủ để đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng giao dịch. Ngoài việc tăng thị phần và thu phí giao dịch, TLS có thể kết hợp với khách hàng để trở thành đối tác trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Để lôi kéo khách giao dịch tại TLS, mà chủ yếu là các tổ chức lớn cần sự hỗ trợ của ban lãnh đạo không chỉ về quan hệ mà còn cần đảm bảo lợi ích của các bên, đồng thời, thành lập một bộ phận chuyên tìm hiểu và ghi nhận các nhu cầu thực tế của khách hàng, từ đó mở rộng thêm các dịch vụ sản phẩm một cách kịp thời để tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời nghiên cứu, phân tích và cải tiến tăng cường những dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ chính. Trong hoạt động tự doanh trái phiếu, TLS cũng cần phải mở rộng đối tác kinh doanh tới các tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ xã hội, các nhà đầu tư nước ngoài… Bên cạnh đó,
dựng mạng lưới khách hàng và các đối tác, từ đó từng bước phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu về chứng khoán đầu tư
Một cơ sở dữ liệu đầy đủ về TTTP Việt Nam sẽ là một tài liệu quan trọng và xác thực giúp TLS có một cái nhìn tổng thể và đặc thù về trái phiếu cũng như các dữ liệu trong quá khứ của trái phiếu đầu tư từ đó giúp cho TLS có được các quyết định đầu tư kịp thời và chính xác.
Nguồn để xây dựng hệ thống dữ liệu là:
- Thông báo kết quả giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Trang web các thông tin kinh tế như (www.vneconomy.com), trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) các báo cáo về tình hình thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô của các Ngân hàng và tổ chức tài chính uy tín như bloomberg, reuter,...
- Thu thập thông tin từ các báo, tạp chí chuyên ngành như: Đầu tư chứng khoán, Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Thời báo tài chính,…
- Kết hợp với các phòng ban khác trong CTCK để có các nguồn thông tin khác nhau.
Ngoài ra, TLS cần tổ chức bộ phận chuyên trách công tác thông tin để công bố thông tin kịp thời và nâng cao chất lượng thông tin của doanh nghiệp. Thông tin cần cập nhật định kỳ, thường xuyên, có số liệu thống kê và phân tích xu hướng phát triển. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ của bộ máy quản lý, đội ngũ kế toán…
Cơ sở dữ liệu được chia thành các loại trái phiếu với từng kỳ hạn khác nhau, phải thường xuyên cập nhật thông tin về trái phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường để nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu có thể lưu dưới dạng đóng file văn bản và lưu vào hệ thống đĩa mềm để tiện tra cứu và bảo quản.
• Tận dụng hệ thống trang thiết bị sẵn có và phát triển một số dịch vụ bổ trợ đi kèm
Hiện nay ngoài các kênh cung cấp thông tin truyền thống là báo chí, trang web, … TLS còn sử dụng kênh thông tin bloomberg với hệ thống khá đầy đủ về thi trường tài chính và về giao dịch chứng khoán, ngoài ra TLS còn sử dụng hệ thống Reuter Messager để chat với các chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh
dịch và môi giới kinh doanh trái phiếu.
Một số hoạt động bổ trợ khác như bảo lãnh phát hành TPDN và thực hiện làm đại lý phát hành trái phiếu cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Hiện tại TLS đã là thành viên đấu thầu TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, thành viên lưu ký, và thành viên nghiệp vụ thị trường mở nên TLS cần tận dụng cơ hội để phát triển hoạt động quản lý danh mục kinh doanh trái phiếu, ủy thác kinh doanh trái phiếu cho khách hàng. Đối tượng khách hàng đầu tiên là những khách hàng hiện có và trong thời gian tới TLS cần đẩy mạnh hoạt động Marketing TLS có thể hướng tới các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Những dịch vụ này một mặt đem lại nguồn thu cho TLS một mặt giúp TLS tiến thêm một bước sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam, đẩy mạnh mảng xúc tiến quan hệ với khách hàng.
• Nghiên cứu và sử dụng các công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh có chức năng giúp CTCK tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, nó bao gồm các dạng hợp đồng phái sinh,sản phẩm tài chính, kỹ thuật ứng dụng trong kinh doanh chứng khoán… Việc áp dụng các công cụ này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua việc tăng tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro đối với trái phiếu.
Mặc dù thị trường chứng khoán hiện nay chưa đủ điều kiện để triển khai các nghiệp vụ này theo đúng nghĩa của nó, tuy nhiên sớm hay muộn, TTCK Việt Nam nói chung và TTTP nói riêng cũng cần phải xây dựng khung pháp lý để áp dụng các công cụ chứng khoán phái sinh. Vì vậy, TLS cần đầu tư nghiên cứu tìm hiểu và chuẩn bị về những công cụ này để sẵn sàng tham gia thị trường nhằm đa dạng hóa loại hình sản phẩm cũng như phòng ngừa rủi ro trên TTTP.
3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long