Nhận định thời cơ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 68 - 71)

Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có điều kiện chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 8,17%, đến năm 2007 đỉnh cao là 8,5% và tụt xuống còn 6,2% năm 2008 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nặng nề năm 2008 này, Việt Nam đã từng bước ổn định kinh tế - xã hội giữ vững được thị trường, ổn định nền kinh tế vĩ mô, cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế … cơ bản được bảo đảm, vốn đầu tư toàn xã hội đạt cao, tới 42,6% GDP, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước bằng 100,2% dự toán; Việt Nam đã vượt qua thời kỳ lạm phát cao khá tốt, hiện VND đang có độ ổn định và tin cậy khá cao, lượng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng trong phạm vi cho phép, nợ xấu và tiền mặt trong thực tế ngày càng giảm, dự trữ ngoại tệ đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, mặt bằng giá cả bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội về cơ bản là không cao, thậm chí nhiều mặt hàng đang có sự giảm giá đáng kể; lạm phát được kiềm chế với tỷ lệ lạm phát khoảng 7%, tương đương với mức trung bình của nhiều năm trước đây; công tác an sinh xã hội được chú trọng đúng mức. Dư luận thế giới cũng đánh giá cao những nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu mà chúng ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục thu được. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước ước đạt 5,2%, tuy thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây nhưng Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đồng thời nằm trong nhóm trên 10 nước có tăng trưởng dương năm 2009…Đây là những nỗ lực tổng hợp rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang đối diện với những thảm cảnh suy thoái và thất nghiệp tràn lan do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo nhóm nghiên cứu và phân tích đầu tư toàn cầu của tập đoàn ngân hàng Citi công bố vừa qua thì tăng trưởng kinh tế của châu Á vượt trội so với các vùng khác, dẫn đầu là Trung Quốc. Ông Brett Krause - Tổng giám đốc Citi tại Việt Nam nhận định: “Việt Nam có thể đạt tăng trưởng kinh tế 6% trong những năm tới, một tỷ lệ cao so với toàn cầu. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ tiếp tục tận dụng những lợi thế về cơ cấu để thu hút đầu tư, ví dụ như ổn định chính trị, mặt bằng chi phí thấp, những yếu tố nhân khẩu học thuận lợi và việc thực hiện dần dần các cải cách cơ cấu theo tiến trình gia nhập WTO”.

có một cái nhìn rất lạc quan về tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, trong bài phát biểu của mình, ông Horst Geieke chủ tịch HĐQT của Vinacapital nói: “Nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang thoải mái với Việt Nam vì Chính phủ đã có những thành công trong việc xử lý khủng hoảng. Dù TTCK tăng trưởng tới hơn 80% kể từ tháng 3/2009 nhưng đối với Nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia vẫn chưa phải là quá muộn. Trên thế giới không có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng 5-6% và TTCK tăng trưởng mạnh mẽ như ở Việt Nam”

Thời gian qua đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của TTCK nói chung và TTTP nói riêng.

Thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam. Thông qua thước đo Giá trị vốn hóa thị trường – thước đo quy mô của TTCK được tính bằng giá tại thời điểm lấy số liệu của cổ phiếu nhân với lượng cổ phiếu thời điểm lấy số liệu đang lưu thông ta có thể thấy mức độ tăng quy mô của TTCK.

Hình 3.1. Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm

Số liệu: Nguồn internet

Các chính sách vĩ mô và định hướng phát triển TTTP của Chính phủ đang từng bước được hoàn thiện

Đánh giá cao vai trò của TTTP và kinh doanh đầu tư trái phiếu, Chính phủ đã ban hành Quy chế phát hành trái phiếu theo lô lớn, quy định về công bố thông tin, tháng 6/2008 toàn bộ trái phiếu có thời gian đáo hạn trên 6 tháng được chuyển từ HSX sang sàn HNX để giao dịch tập trung và ngày 24/09/2009 đã ra đời TTTP chuyên biệt. Đây sẽ là một hệ thống giao dịch riêng tách bạch giữa cổ phiếu và trái phiếu đồng thời hệ thống thông tin riêng sẽ tách biệt giữa thị trường mua đứt bán đoạn với thị trường repos trái phiếu mua đi bán từ đó sẽ có cơ sở đánh giá lãi suất để xác định đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường.

15/01/2009, Chính phủ đã chính thức thông qua gói kích cầu 1 tỷ USD (17 tỷ đồng Việt Nam) kích thích lãi suất áp dụng Mức bù lãi suất là 4% cho các khoản vay vốn lưu động theo tiêu chí nêu trên trong năm 2009. Chương trình bù lãi suất này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo động lực cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 68 - 71)