3.1 Giao thông
Hệ thống giao thông được củng cố và phát triển, hoạt động thực thi dự án thành phần giao thông chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản và duy tu bảo dưỡng đường. Xây dựng đường chủ yếu là cải tạo, nâng câp đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 90,03 km (chưa tình đoạn đường Xuân Vân - Kim Bình, đoạn đi qua Kim Bình đang xây dựng).
Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm và 343/412 thôn bản. Hoàn thành 2 cầu lớn: Cầu Chiêm Hoá, Cầu Quẵng và 1 cầu bản; 80 cầu tạm 358
cống thoát nước; 14 đoạn kè, đá tràn; Đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy vậy còn 69 thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm thôn và các tuyến đường dân sinh từ trung tâm xã đi đến các bản chủ yếu là do nhân dân tự làm mặt đường rộng từ 1-2m, nhằm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các bản các xã với nhau.
Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện, đặc biệt là các tuyến đường liên xã, liên thôn là đường đất, lắm dốc, nhiều đèo, luôn bị mưa bão, lũ lụt làm sạt lở, sói mòn, gây không ít khó khăn cho giao thông, vận tải, đặc biệt là mùa mưa lũ, gây ách tác giao thông, hạn chế rất lớn đến việc vận chuyển vật tư nông - lâm sản của nhân dân trong huyện.
3.2. Bưu điện
Phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương; 29/29 xã có thư báo đến trong ngày, 16 xã có điện thoại, 14/29 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân 0,5 máy điện thoại/100 dân.
3.3. Thuỷ lợi
Từ năm 1994 đến ngày 30/10/2001, hoạt động thành phần thuỷ lợi do dự án đầu tư là một hoạt động thường xuyên và liên lạc được theo dõi chỉ đạo sát sao, được cập nhật kịp thời các thông tin nhất là trong việc xây dựng công trình và hoạt động của nhóm sử dụng nước cũng như việc khai thác, vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng thuỷ lợi để khai thác, vận hành, duy tu bảo dương các công trình xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo nước tưới.
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đã đóng góp tích cực vào củng cố hạ tầng cơ sở, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với chủ trương chung của tỉnh và của huyện. Diện tích tưới tiêu chắc chắn mà các công trình đem lại đã góp phần tích cực vào việc phát triển lương thực trong mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hậu quả
thiên tai và tăng sản lượng, lương thực, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Chất lượng thiết kế còn thấp, chưa thực hiện việc tham khảo ý kiến của người hưởng lợi, cho nên đến khi thực thi xây dựng thường có những chỗ liên lạc không đáng có, không phù hợp tình hình cụ thể của từng công trình, đã vậy việc chỉnh sửa rất chậm trễ, vì phải qua nhiều khâu lại phải chờ đợi.
3.4. Công trình điện
Hiện nay đường điện 35KV (điện quốc gia) đã được kéo đến 29/29 xã nhưng nhìn chung trong thôn bản ở các xã vùng sâu vùng xa còn nhiều gia đình chưa có điều kiện để kéo đường dây đến nhà mặc dù người dân ở đó họ được nhà nước hỗ trợ 3/4 kinh phí do những người dân ở đó quá nghèo nên họ không có đủ điều kiện để kéo đường dây điện đến tận nhà. Hiện nay trong toàn huyện còn có nhiều hộ gia đình vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
3.5. Trường học
Hiện nay có 63 trường học với 1.433 lớp/736 phòng học đảm bảo cho học 2 ca, trong đó nhà xây 60, nhà cứng hoá, ngói hoá 601, nhà tre nứa tạm bợ 75, trang thiết bị gồm 6.932 bộ bàn ghế phục vụ cho 43.361 học sinh đang theo học, cán bộ giáo viên ở các xã vùng xa vùng cao là 175 người.
Trong toàn huyện đã xoá mù chữ cho 754 người, và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở cho các xã như: Vĩnh Lộc, Phúc Thịnh, Xuân Quang, được phổ cập vào năm 1998 đạt tỷ lệ so với toàn huyện là 10,3% và năm 1999 đã hoàn thành phổ cập cho các xã Thổ Bình, Yên Nguyên, Hoà Phú, Kim Bình, Tân Thịnh,... đã hoàn thành đạt tỷ lệ 37,9% và đến năm 2000, 2001 đã hoàn thành các xã còn lại đạt tỷ lệ 100%.
Nhìn chung, các cơ sở trường lớp còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đã cũ và còn thiếu nhiều.
3.6. Y tế
Hiện nay trong huyện có 1 bệnh viện huyện, 4 phòng khám đa khoa khu vực và có 26 trạm y tế, bệnh viên của huyện và 4 phòng khám đa khoa khu vực là nhà tầng và các trạm y tế đa phần là nhà cấp 4 và còn có một số thôn bản hiện nay đang thực hiện, xây dựng trạm y tế thôn nhưng chỉ là nhà tạm bợ và với tổng số giường bệnh nhân là 265 giường
- Tổng số lần khám chữa bệnh đạt 0,8 - 1 lượt/người/năm.
- Công suất sử dụng giường bệnh đạt > 80% đối với tuyến huyện, > 70% đối với tuyến phòng khám đa khoa khu vực, > 60% đối với tuyến xã.
Thực hiện nghị quyết 30 của tỉnh uỷ. Đẩy mạnh thực hiện hoá xã hội hoá công tác y tế và củng cố y tế từ huyện đến cơ sở. Đã lồng ghép được 256 cán bộ y tế thôn bản, 21 trạm y tế có bác sĩ, 30/31 trạm có vườn thuốc nam.
Trong huyện có tổng số người người mắc bệnh sốt rét là 10.000 người chiếm 0,42% dân trong huyện, số người mắc bệnh ỉa chảy 8000 người chiếm 0,38% dân trong huyện, số người mắc bệnh nghiện hút là 60 người chiếm 0,25% dân trong huyện. Công tác kế hoạch hoá gia đình mặc dù đã được vận động nhưng không thường xuyên nên tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất cao nhất là ở các thôn, bản vùng cao, xa trung tâm xã.
3.7. Công trình nước sinh hoạt
Nguồn nước cho sinh hoạt của huyện chủ yếu là từ các sông suối và mỏ nước. Chất lượng một số nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt còn khó khăn đặc biệt trong những tháng mùa khô, đồng bào phải đi gùi, gánh nước rất xa, đặc biệt là ở các xã
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở các xã Linh Phú, Trí Phú, Tân Mỹ, Bình Phú...
Trong những năm qua nhà nước đã đầu tư xây dựng được 15 công trình cấp nước sinh hoạt cho 4 xã: Linh Phú 3, Tri Phú 2, Bình Phú 5, Tân Mỹ 5 (còn một số xã chưa được cấp nước sinh hoạt như xã Vinh Quang, Kim Bình...). Đã xây dựng được 45 bể nước (Linh Phú 10, Trí Phú 10, Bình Phú 13, Tân Mỹ 12). Đường ống dẫn nước dài 105 km (Tân Mỹ 35km, Tri Phú 17km, Bình Phú 35,km Linh Phú 18km). Đã nâng hệ số sử dụng nước sạch lên 25%.
3.8 Chợ
Hiện nay có 1 chợ ở trung tâm huyện đã được xây dựng kiên cố và được hoạt động có hiệu quả, duy trì chợ ở xã Hoà Phú, chợ này chỉ là tạm bợ được làm bằng tre, bằng nứa, ở các xã hầu hết chợ không có nhà cửa mà chỉ là khu đất trống để trao đổi buôn bán. Nhân dân thường họp chợ vào các ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, chợ ở trung tâm xã còn rất xa các thôn bản, có nơi dân bản phải đi hàng chục km mới tới chợ, hàng hoá chủ yếu là dầu, mỡ, muối và dụng cụ lao động. Trong huyện sản xuất chủ yếu là tự cấp, tự túc, quan hệ hàng tiền không phát triển, nhu cầu mua bán ít.