0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 42 -42 )

- Đội ngũ cán bộ của huyện: Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên do khối lượng công việc nhiều, địa bàn rộng nên về quản lý còn hạn chế, nhưng cũng có một số cán bộ huyện chỉ tốt nghiệp cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp, trình độ đại học còn ít, nên cũng gây khó khăn trong quá trình công tác quản lý kinh tế - xã hội.

- Đội ngũ cán bộ của xã, bản: hiện nay trình độ cán bộ xã, cơ bản còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý. Đa số cán bộ xã chỉ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp (phổ thông trung học cơ sở) chưa qua lớp đào tạo dài hạn về quản lý. Bên cạnh đó việc thay đổi cán bộ xã, bản lại diễn ra thường xuyên.

Tình hình yếu kém của cán bộ huyện, xã, bản là tình trạng chung và khá phổ biến ở trong huyện, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, sự yếu kém này thể hiện ở nhiều mặt: trình độ văn hoá, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn... và tâm huyết nghề nghiệp.

6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Chiêm Hoá

6.1. Những thuận lợi

- Do có tiềm năng lớn vè điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông nghiệp vừa mang tính đặc thù vừa mang tính đa dạng, cho nên có khả năng phát triển nhiều nông sản hàng hoá có giá trị như: chè, mía, mận, nhãn, vải...

- Huyện được nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển thông qua các nguồn vốn thông qua nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết tin tưởng vào chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

- Nhân dân trong huyện có truyền thống văn hoá đặc sắc, mang đậm đà bản sắc dân tộc, cần cù chịu khó...

6.2. Những khó khăn cơ bản cần giải quyết

- Chiêm Hoá là một huyện vùng cao cách xa tỉnh lỵ, xa các cửa khẩu, bến cảng và các trung tâm thị trường lớn. Do đó khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng hoá, hạn chế việc phát triển các loại nông sản tươi sống và nhu cầu vận chuyển lớn.

- Địa hình dốc chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là mùa mưa thường bị sụt lở gây ách tắc giao thông, hàng năm chi phí tốn kém nhiều để tu sửa khắc phục...

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào trong huyện còn thấp. Số hộ nghèo đói thiếu ăn chiếm tỷ lệ lớn. Phần lớn các hộ chưa có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

- Do không có thị trường, sản xuất lạc hậu, manh mún, sản xuất hàng hoá chỉ mới bắt đầu nhưng chủ yếu dựa vào hỗ trợ của nhà nước.

- Nguồn nước sạch cho nhu cầu ăn và sinh hoạt của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa khô, một số xã thiếu nước nghiêm trọng.

- Tuy lực lượng lao động nhiều, nhưng lực lượng lao động có kỹ thuật, có kiến thức kinh tế còn ít, trình độ dân trí còn thấp. Do đó hạn chế nhiều đến việc đưa tiến bộ công nghệ vào sản xuất.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HOÁ. HUYỆN CHIÊM HOÁ.

A. Tình hình phát triển kinh tế

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là nghị quyết TW 5, khoá VII, Nghị quyết TW4, Nghị quyết TW6 khoá VIII và các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khoá XI, XII nhân dân và các dân tộc trong huyện đã khắc phục khó khăn, phấn đấu tích cực và đã đạt được những thành quả nhất định trong quá trình phát triển kinh tế thể hiện ở các mặt sau

Biểu 3: Giá trị sản xuất - tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế (Giá cố định năm 1994)

Hạng mục 1998 1999 2000

I. Giá trị sản xuất (tr.đ)

1. Nông - lâm nghiệp 177.096 180.332 182.938

2. Công nghiệp 13.370 10975 18.982

3. Thương mại - dịch vụ 37.721 39.143 44.443

II. Tốc độ tăng trưởng (%) BQN

Tổng số 0.83 6,90 5,74

1. Nông - lâm nghiệp 1,82 1,44 1,63

2. Công nghiệp -20,06 72,95 26,44

3. Thương mại - dịch vụ 3,76 13,54 8,65

III. Cơ cấu (%) 100 100 100

1. Nông - lâm nghiệp 77,48 78,25 74,25

2. Công nghiệp 6,00 4,76 7,70

3. Thương mại - dịch vụ 16,50 16,98 18,03

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp

- Năm 1997 giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 177.096 triệu đồng, năm 1999 tăng lên đạt 246.938 triệu đồng. Qua 2 năm tăng 17.816 triệu đồng, bình quân mõi năm tăng 8.908 triệu đồng, trong đó ngành nông - lâm nghiệp tăng 5.842 triệu đồng, ngành công nghiệp tăng 5.612 triệu đồng. Như vậy xét về quy mô thì ngành thương mại dịch vụ có mức tăng cao nhất là 6.722 triệu đồng chiếm 37,73% mức tăng của toàn ngành trong huyện. Giá trị sản xuất bình quân một người, một năm của toàn huyện là 1,78 triệu đồng năm1998; 1,79 triệu đồng năm năm 1999 và 1,92 triệu đồng năm 2000. Nhìn chung mức sống của huyện còn rất thấp so với các huyện và các khu vực khác, xét về mặt đời sống văn hoá - xã hội.

Xét về tốc độ tăng trưởng của toàn huyện thì huyện Chiêm Hoá có tốc độ tăng trưởng còn rất thấp là 5,74%/năm. Trong đó ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vào cao hơn toàn huyện (tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp là 26,44%/năm). Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng cao là do các chương trình 925 đã được thực hiện trên địa bàn toàn huyện, trong khi đó ngành nông - lâm nghiệp thì có tốc độ tăng trưởng

rất thấp chỉ có 1,63%/năm, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp thấp như vậy là do thời gian qua huyện Chiêm Hoá đã bị lũ lụt gây thiệt hại rất lớn dẫn đến năng suất, sản lượng cây trồng; còn ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,65%/năm; tốc độ tăng trưởng này hầu như không đổi. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các ngành trong toàn huyện năm 2000 cao hơn so với năm 1998 và thấp hơn so với năm 1999. Đây cũng là những điều mà nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn huyện cùng các cấp quản lý phải suy ngẫm làm thế nào để phòng tránh lũ lụt cao hơn, hiệu quả hơn (tránh lũ lụt như năm 2000 - gây ra rất nhiều thiệt hại). Nếu làm được như vậy thì mới có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng lên dần dần được, để giảm bớt được những hộ nghèo trong toàn huyện.

- Xét về cơ cấu kinh tế ta thấy toàn huyện thì ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao và cũng có xu hướng tăng như năm 1999. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 78,25% tổng giá trị sản lượng, nhưng tỷ trọng của ngành này ổn định như đến năm 2000 thì tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp lại giảm xuống còn 74,25% tổng giá trị. Sản lượng ngành công nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng không ổn định, thể hiện như năm 1999 giảm xuống còn 4,76% tổng giá trị sản lượng và đến năm 2000 lại tăng lên 7,70%, còn ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm 1998 có 16,50% và đến năm 2000 thì tăng lên đến 18,30% tổng giá trị sản lượng.

Ngành nông - lâm nghiệp và ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng giảm không ổn định như vậy là do tốc độ tăng trưởng rất thấp, mà thậm chí còn giảm. Cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá đã có sự chuyển dịch, tuy nhiên sự chuyển dịch này chưa phù hợp với xu thế chung của cả nước (tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và công nghiệp). Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chưa có hiệu quả.

Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của huyện Chiêm Hoá có kết quả cao, chưa phát huy được những tiềm năng của huyện trong ngành nông

- lâm nghiệp và công nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện. Tuy nhiên để đi vào phân tích, đánh giá ta cần đi vào chi tiết cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực trong toàn huyện.

1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp

Biểu 4: Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (giá cố định năm 1994)

(ĐVT:tr.đ) Hạng mục 1998 1999 2000 Tổng số 147.773 147.139 145.566 1. Trồng trọt 114.636 118.270 116.686 + Cây lúa 68.677 72.648 72.236 + Cây lương thực khác 11.373 14.590 12.396

+ Cây ăn quả 2.896 2.411 2.187

+ Rau, đậu và gia vị 4.317 4.980 5.813

+ Sản phẩm phụ khác 4.098 4.052 4.379

+ Cây công nghiệp 23.275 19.589 19.675

2. Chăn nuôi 32.454 28.179 27.408 + Gia súc 22.341 17.473 15.692 + Gia cầm 7.491 7.815 8.807 + Sản phẩm chăn nuôi khác 2.622 2.891 2.909 3. Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 683 690 1.472

Trong những năm gần đây huyện Chiêm Hoá đã gặp phải nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm còn ảnh hưởng, tác động của thời tiết bất lợi như lũ lụt, lũ quét, gió xoáy... đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện.

Từ những thực trạng trên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, và được sự chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ - UBND huyện và ngành dọc HĐND tỉnh Tuyên Quang và nhân dân trong huyện đã cố gắng khắc phục khó khăn và thực hiện phòng tránh lũ lụt, lũ quét, gió xoáy...

Qua biểu 4 trên ta thấy. * Về quy mô

Năm 1998 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của huyện là 147.773 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 32.545 triệu đồng chiếm 77,57% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, đến năm 2000 đạt 116.686 triệu đồng chiếm 80,16% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của toàn huyện, bình quân 1 lao động nông nghiệp đạt 1,87 triệu đồng năm 1998 và 1,90 triệu đồng năm 2000. Chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thời tiết khí hậu, nên quy mô ngành tăng, giảm không ổn định. Cụ thể như sau:

* Trồng trọt tăng : 2050 triệu đồng, trong đó: + Cây lúa tăng : 3559 triệu đồng

+ Cây lương thực khác : 1023 triệu đồng + Cây ăn quả giảm : 709 triệu đồng + Rau, đậu và gia vị tăng : 1.496 triệu đồng + Sản phẩm phụ khác tăn : 281 triệu đồng.

* Chăn nuôi giảm : 5.046 triệu đồng, trong đó: + Gia súc giảm : 6.649 triệu đồng

+ Gia cầm tăng : 1.316 triệu đồng + Sản phẩm chăn nuôi khác tăng: 287 triệu đồng.

Biểu 5: Tốc độ phát triển liên hoàn GTTSL - Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp qua các năm của huyện Chiêm Hoá.

(ĐVT: %) Hạng mục 1998 1999 2000 I. Tốc độ phát triển 99/98 200/99 BQN Tổng số 99,57 98,93 99,24 1. Trồng trọt 103,17 98,65 100,91 + Cây lúa 105,78 99,43 102,60 + Cây lương thực khác 128,28 84,96 106,62

+ Cây ăn quả 83,25 90,70 86,97

+ Rau, đậu và gia vị 15,35 116,72 116,03

+ Sản phẩm phụ khác 109,85 108,07 108,96

+ Cây công nghiệp 84,16 100,43 92,29

2. Chăn nuôi 86,82 97,26 92,04

+ Gia súc 78,21 89,90 84,00

+ Gia cầm 104,32 112,69 108,50

+ Sản phẩm chăn nuôi khác 110,25 100,62 105,43 3. Dịch vụ phục vụ TT và CN 101,02 213,33 157,17

II. Cơ cấu giá trị sản lượng 1998 1999 2000

Tổng số 100 100 100

1. Trồng trọt 77,57 80,37 80,16

+ Cây lúa 46,47 49,37 49,62

+ Cây lương thực khác 7,69 9,91 8,51

+ Cây ăn quả 1,95 1,63 1,50

+ Rau, đậu và gia vị 2,92 3,38 3,99

+ Cây công nghiệp 15,75 13,31 13,51 2. Chăn nuôi 21,96 19,15 18,82 + Gia súc 15,11 11,87 10,77 + Gia cầm 5,06 5,31 6,05 + Sản phẩm chăn nuôi khác 1,77 1,96 1,99 3. Dịch vụ phục vụ TT và CN 0,46 0,41 1,01

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

* Về tốc độ phát triển

Sản xuất nông nghiệp của huyện Chiêm Hoá tăng giảm không ổn định, do còn chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, nên tốc độ phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi giảm nhiều so với mấy năm trước.

Trong 3 năm 1998-2000 sản xuất nông nghiệp của huyện Chiêm Hoá giảm 0,98 lần, trong khi đó ngành trồng trọt tăng 1,01 lần, chăn nuôi giảm 0,84 lần, ngành dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng 2,15 lần.

Tính trung bình mỗi năm huyện Chiêm Hoá có tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là giảm 1,02%. Trong đó ngành trồng trọt tăng 10,79%; chăn nuôi giảm 8,10%; dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng 20,12%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không phải giảm qua các năm, như năm 1998 thì sản xuất nông nghiệp của huyện có mức tăng so với năm 1997; như ngành trồng trọt 1,03 lần trong đó cây lúa tăng 0,15 lần; rau, đậu và gia vị tăng 1,15 lần... nhưng chăn nuôi lại giảm 0,84 lần, do các loại cây trồng và chăn nuôi giảm như vậy nên dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng cao để giúp cho những người dân phòng tránh ở điều kiện tự nhiên cao hơn và đó cũng là cách giúp cho đời sống của nhân dân phần nào giảm được tỷ lệ đói nghèo.

Trong giá trị tổng sản lượng thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa ổn định thể hiện năm 1998 chiếm 77,57%; năm 1999 tăng lên đến 80,37% và đến năm 2000 lại giảm đi còn chiếm 80,16% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng giảm qua các năm, nhưng cũng không phải là toàn ngành không tăng mà như chăn nuôi gia cầm tăng đáng kể thể hiện năm 1998 chiếm 5,06% và đến năm 2000 chiếm 6,05% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ, như vậy tổng sản lượng nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ, như vậy là do ngành này chưa có sản phẩm hàng hoá, mới chỉ dừng lại ở mức tự cấp, tự túc, thịt phục vụ nhu cầu tại chỗ. Mức chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 1998-2000 là rất chậm, nên trong những năm tới cần tập trung phát triển chăn nuôi nhằm tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.

Nhìn tổng thể nông nghiệp toàn huyện năm 1998-2000 có những bước tiến, nhưng rất chậm. Để đánh giá đầy đủ sâu sắc hơn cần phải xem xét sự phát triển của nó trên tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp.

1.1. Ngành trồng trọt

Biểu 6: Diện tích và cơ cấu diện tích ngành trồng trọt của huyện Chiêm Hoá

Chỉ tiêu 1998 1999 2000

I. Diện tích (ha) DT DT DT

Tổng số 16.909 18.185 17.325

+ Cây lương thực 12.754 14.123 13.494

+ Cây ăn quả 25 228 253

+ Cây công nghiệp 3.456 2.932 2.975

+ Cây khác 674 902 1.098

II. Cơ cấu (%) % % %

Tổng số 100 100 100

+ Cây lương thực 75,42 77,66 75,73

+ Cây ăn quả 0,14 1,25 1,41

+ Cây công nghiệp 20,43 16,12 16,69

+ Cây khác 3,98 4,96 6,15

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Trong 3 năm (1998-2000) tồng diện tích ngành trồng trọt từ 16.909ha năm 1998 lên 18.185 ha năm 1999, tăng 7,54% so với năm 1998 và đến năm 2000 lại giảm xuống còn 17.825 ha giảm 1,97% so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng 2,78%, với hệ số sử dụng đất rất thấp 1,6; ruộng đất sử dụng một vụ là chủ yếu, trình độ thâm canh thấp, đất đai bị biến chất, thoái hoá, bạc màu rất nhanh (thường từ 3 - 5 vụ).

Cơ cấu diện tích gieo trồng năm 1998 là 75,42% cây lương thực, 0,14% cây ăn quả, 20,43% cây côngnghiệp, 3,98% cây khác. Năm 2000 cơ cấu diện tích gieo trồng có bước chuyển biến tích cực hơn, nhưng chưa

đồng đều thể hiện như: cây lương thực 75,73%; cây ăn quả 1,41%; cây công nghiệp 16,6%; cây khác 6,15%.

Nhìn chung diện tích cây lương thực có tốc độ tăng và chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tốc độ gia tăng không đồng đều qua các năm. Diện tích cây ăn

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 42 -42 )

×