Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 110 - 112)

I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở

6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở

cơ sở.

Trong bối cảnh hiện nay, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Sự quản lý điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ngành chức năng, sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội trong công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời lại phải tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý văn hoá - xã hội phát triển lành mạnh trong sạch.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là kiện toàn bộ máy quản lý hành chính cấp huyện đến cấp cơ sở với các nội dung sau:

Một là: Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính, bộ máy quản lý hành chính các cấp từ huyện đến cấp cơ sở bao gồm nhiều chức năng. Ngoài ra huyện còn đặt các trạm, trường tại trung tâm xã. có hiện tượng các trạm trường đặt tại trung tâm xã nhưng không thuộc phạm vi lãnh đạo của xã, xã không quản lý. Trong trường hợp này huyện chỉ quản lý người mà không quản lý việc, không quản lý tài sản của Nhà nước , do vậy huyện có thể cho xã quản lý hoặc ít nhất là để “Song trùng lãnh đạo”.

Hai là: Đối với cơ quan Đảng và chính quyền ở xã phải có phân định nhiệm vụ rõ ràng giữa công tác Đảng với công tác chính quyền, thực hiện chế độ kiêm nghiệm. Đối với chức danh chủ chốt ở các xã , thị trấn, không nhất thiết phải phân chia mà có thể kiêm nghiệm. Ví như: bí thư Đảng uỷ xã kiêm chủ tịch UBND xã, bí thư chi Bộ kiêm trưởng thôn (bản) .

Ba là: Kiện toàn thể chế cấp xã, bản, nghị quyết TW5 khoá VII khẳng định cấp thôn bản chưa có văn bản Nhà nước xác định như sự vận hành của nó, cho nên sự vận động của mỗi thôn (bản), mỗi địa phương khác nhau.

Như vậy nên chăng lập văn phòng thôn (bản) và mỗi đồng chí Đảng uỷ xã và uỷ viên UBND xã phụ trách một số thôn bản nhất định, để nắm bắt ý dân, điều tiết các quan hệ hành chính tránh thị trường cấp thôn (bản) vượt quyền làm lại pháp luật.

Bốn là: Đổi mới công tác mặt trận tổ quốc và đoàn thể. Mặt trận tổ quốc phải tham gia quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân đồng thời xây dựng và bảo vệ chính quyền bảo vệ Đảng bảo vệ an ninh xã hội. Huyện các xã cần tăng cường kinh phí và cải thiện phương tiện hoạt động cho mặt trận tổ quốc huyện, các xã.

Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi Đảng, nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. Nhưng sẽ không thể tăng cường được sức mạnh của chính quyền các cấp huyện xã nếu không chú trọng đúng mức cán bộ cấp huyện, xã , bản, trong thời gian tới nhiệm vụ là phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chung về chính trị lãnh đạo về quản lý tài chính - kinh tế - xã hội cho các cán bộ huyện, xã, thôn (bản), kiên quyết loại trừ những cán bộ chưa qua đào tạo đặc biệt là cấp xã (trước hết là cán bộ chủ chốt). Đảng, nhà nước phải có chế độ điều chỉnh các chính sách , chế độ cho phù hợp với từng vùng từng khu vực, trong huyện cụ thể là nên thực hiện chính sách mềm hoá đối với chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ huyện, xã. Ngoài mức phụ cấp cố định của Nhà nước (phần cứng, do địa phương chi trả theo một tỷ lệ nhất định) trên khả năng thu - chi của huyện và các xã.

Nhìn chung bộ máy quyền lực ở huyện, xã và đội ngũ cán bộ huyện, xã là khâu trọng yếu trong toàn bộ hệ thống chính trị xã hội nông thôn.

Củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ huyện, xã, bản thì mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, huyện phát triển nhanh chóng, xoá đói giảm nghèo. Theo lời dạy bảo của Bác Hồ thì “cán bộ chẳng những phải biết chính trị, mà còn phải biết cả kỹ thuật, trái lại chỉ biết kỹ thuật mà không biết chính trị thì công tác cũng không tốt,…Đối với các cấp lãnh dạo thì phải lãnh đạo chặt chẽ, thiết thực, phải đến tận nơi kiểm tra, đôn đốc và phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, chỉ lãnh đạo phong trào trên giấy tờ”.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w