Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của kế toán (Trang 39 - 42)

Vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa: được đánh giá theo giá thực tế là bao gồm

giá mua và các khoản chi phí liên quan đến việc thu mua như chi phí vận chuyển, bốc vác, hoa hồng thu mua…

Đối với tài sản cố định: được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lạị

√√√√ Nguyên giá: là giá trị ban đầu của tài sản cố định và được giữ nguyên trên

sổ sách kế toán về tài sản cố định trong suốt quá trình sử dụng

Nguyên giá chỉ thay đổi trong một số trường hợp đánh giá lại tài sản cố định, thay đổi kết cấu của tài sản cố định, trước đây xác định nguyên giá saị

Tùy thuộc vào phương thức hình thành mà nguyên giá của tài sản cố định được xác định trong từng trường hợp cụ thể như sau:

- Tài sản cố định do mua sắm:

Nguyên giá = Giá mua + Chi phí trước khi sử dụng

Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.

- Tài sản cố định tự xây dựng mới và đưa vào sử dụng:

Nguyên giá = Giá thành thực tế + Chi phí trước khi sử dụng - Tài sản cố định do bàn giao:

Nguyên giá = Giá ghi trên sổ đơn vị bàn giao + Chi phí trước khi sử dụng - Tài sản cố định do được biếu tặng:

Nguyên giá = Giá được duyệt y + Chi phí trước khi sử dụng

√√√√ Giá trị còn lại: là giá trị hiện còn của tài sản cố định tại một thời điểm nào

đó và được tính như sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn

Hàng tồn kho - xuất kho: Để tính giá xuất kho, doanh nghiệp có thể sử dụng 1

trong các phương pháp sau: Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO), PP nhập sau – xuất trước (LIFO), PP bình quân gia quyền, PP thực tế đích danh.

Việc sử dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp quyết định nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, để tính trị giá xuất kho, người ta lấy đơn giá cũ nhất để tính trị giá hàng xuất kho, khi xuất hết giá này mới lấy đơn giá kế tiếp để xuất tiếp.

- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, để tính trị giá xuất kho, người ta lấy đơn giá mới nhất (lần nhập sau cùng) để tính trị giá hàng xuất kho, khi xuất hết giá này thì lấy đơn giá của lần nhập kế trên để xuất tiếp.

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, phải tính đơn giá bình quân bằng cách:

Đơn giá BQ=(Giá trị tồn ĐK+Giá trị nhập TK)/(Số lượng tồn ĐK+ Số lượng nhập) Trị giá xuất kho = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân

- Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, trị giá của hàng xuất ra sẽ được tính đúng theo đơn giá trước đây đã nhập vào

Ví dụ1: Tại một DN có số liệu nhập xuất nguyên vật liệu trong kỳ như sau:

Tồn kho đầu kỳ: 600kg đơn giá 43.000 đ/kg Nhập 200kg x 43.500

Xuất 280kg

Nhập 200kg x 44.000 Xuất 200kg

Hãy tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp FIFO, LIFO, Bình quân gia quyền.

4.1.3 Tính giá thành

Là việc tổng hợp toàn bộ các khoản chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm rồi tính toán để xác định giá thành của sản phẩm.

- Trình tự tính giá thành sản phẩm sản xuất:

Bước 1: Tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và Chi phí nhân công trực tiếp

Bước 2: Tập hợp và phân bổ Chi phí sản xuất chung Bước 3: Xác định trị giá sản phẩm dở dang

Bước 4: Tính giá thành của sản phẩm hoàn thành - Yêu cầu đối với việc tính giá thành:

+ Phải tính giá thành của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm Giá thành toàn bộ sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Giá thành toàn bộ sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm Sản lượng sản phẩm

Phải tính giá thành theo khoản mục giá thành, gồm:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các khoản chi phí về nguyên vật liệu

được xuất dùng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm.

– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

– Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại phân

xưởng sản xuất ngoại trừ 2 khoản mục trên.

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC Tên sản phẩm: Sản lượng: Đơn vị tính: Giá thành sản phẩm Khoản mục giá thành CP sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ CP sản xuất kinh doanh phát sinh CP sản xuất kinh doanh dở

dang cuối kỳ sản phẩm Toàn bộ sản phẩm Đơn vị CP NVL trực tiếp

CP nhân công trực tiếp CP sản xuất chung

Tổng cộng

Một phần của tài liệu đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của kế toán (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)