0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Kế toán quá trình cung cấp

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN (Trang 42 -42 )

4.2.1.1Khái niệm

Quá trình cung cấp là quá trình mà doanh nghiệp mua các loại tài sản, vật tư, công cụ dụng cụ để dự trữ và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quá trình này sẽ làm biến động đến tài sản, các khoản hàng tồn kho, các khoản tiền và mối quan hệ thanh toán với nhà cung cấp.

4.2.1.2 Tài khoản sử dụng

Để theo dõi quá trình cung cấp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh

giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp theo nguyên giá.

Tài khoản 211 D. xxx

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng

D. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có cuối kỳ

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm

Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến

động của các loại nguyên vật liệu hiện có trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế (giá mua và chi phí mua), chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ vật tư tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện thanh toán.

Tài khoản 152 D. xxx

- Trị giá nguyên vật liệu tăng do nhập kho hoặc phát hiện thừa trong kiểm kê…

D. Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

- Trị giá nguyên vật liệu giảm do xuất kho hoặc phát hiện thiếu trong kiểm kê…

Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ: Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến

động của các loại công cụ, dụng cụ theo giá thực tế theo từng loạị Tài khoản 153

D. xxx - Trị giá công cụ, dụng cụ tăng D. Trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và còn được khấu trừ.

Tài khoản 133 - Số thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ

D. Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ.

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp

Tài khoản 111 – Tiền mặt: Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động của

các loại tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp.

Tài khoản 111 D. xxx

- Số thu về tiền mặt, ngân phiếu, vàng… nhập quỵõ

D. Tồn quỹ tiền mặt cuối kỳ.

- Số chi về tiền mặt, ngân phiếu, vàng… ra khỏi quỹ.

Tài khoản 112 – Tiền gởi ngân hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến

động của các khoản tiền do doanh nghiệp gởi ở ngân hàng. Tài khoản 112

D. xxx - Số tiền gởi vào ngân hàng D. Số tiền hiện còn gởi ở ngân hàng

- Số tiền rút khỏi ngân hàng

Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán: Tài khoản này dùng để phản ánh mối

quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và các người bán. Tài khoản 331

- Số tiền đã trả cho người bán.

D. xxx - Số tiền phải trả cho người bán. D. Số tiền còn phải trả cho người bán.

4.2.1.3 Phương pháp kế toán

(Tại doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Nv 1: Khi mua tài sản, nguyên vật liệu, công cụ nhập kho:

Nợ TK 152, 153, 211 Giá mua chưa thuế

Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331… Tổng số tiền thanh toán

Nv 2: Chi phí thu mua:

Nợ TK 152, 153, 211 Có TK 111, 112

Nv 3: Khi thanh toán tiền cho người bán:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:

1. Mua nguyên vật liệu chính 20.000.000, nguyên vật liệu phụ 4.000.000, công cụ

dụng cụ 1.000.000, thuế GTGT 10%. Nhập kho, tiền chưa trả người bán.

2. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 30.000.000, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền

gởi ngân hàng.

3. Chi phí vận chuyển, bốc vác được trả bằng tiền mặt cho tài sản cố định

1.000.000, vật liệu chính 400.000, vật liệu phụ 200.000 và công cụ dụng cụ 100.000.

4. Chi tiền gởi ngân hàng trả nợ toàn bộ cho người bán trên.

Hãy lập định khoản. 4.2.2 Kế toán quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn này, một mặt, đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hành sản xuất; mặt khác, đơn vị lại thu được một lượng kết quả sản xuất gồm thành phẩm và sanû phẩm dở dang. Để bảo đảm bù đắp được chi phí và có lãi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để tăng lượng kết quả thu được, giảm lượng chi phí chi ra, tính toán sao cho với lượng chi phí bỏ ra thu được kết quả cao nhất.

4.2.2.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên vật liệu được xuất dùng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất ra từ kho ra để sử dụng, cũng có thể mua về hoặc tự chế tạo sử dụng ngaỵ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài

khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

Tài khoản 621 -Trị giá thực tế của nguyên vật

liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất.

- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu dùng trong kỳ để tính giá thành sản phẩm.

Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…)

Phương pháp kế toán:

Khi xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm:

Nợ TK 621 Có TK 152

4.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 4.2.2.2.1 Kế toán chi phí tiền lương

– Khái niệm:

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp hay Nhà nước trả cho người lao động để bù đắp sức lao động đã hao phí khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở của việc phân phối theo lao động.

Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới tiếp tục quá trình sản xuất. Có 2 hình thức trả lương chủ yếu: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.

– Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 334 – Phải trả cho công nhân viên: Tài khoản này dùng để

phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, bảo hiểm xã hội…

Tài khoản 334 - Lương, bảo hiểm xã hội… đã trả

cho công nhân viên.

- Khoản khấu trừ vào lương.

D. xxx

- Lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả cho công nhân viên D. Các khoản còn phải trả cho công nhân viên

- Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này dùng để

phản ánh chi phí lao động trực tiếp thm gia hoạt động sản xuất, kinh doanh Tài khoản 622

- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh bao gồm lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương.

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

– Phương pháp kế toán: Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ như bảng chấm công, bảng báo sản phẩm, bảng thanh toán làm đêm thêm giờ… kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên trên bảng thanh toán lương. Như vậy, tiền lương một mặt là khoản tiền phải trả cho người lao động, mặt khác lại là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh; do đó, kế toán cần phải phản ánh đầy đủ cả hai mặt này của tiền lương. Trình tự kế toán như sau:

Nv 1:Khi tính lương phải trả cho công nhân sản xuất

Nợ TK 622 Có TK 334

Nv 2:Khấu trừ vào lương của công nhân viên

Nợ TK 334

Có TK 141, 138, 338

Nv 3:Khi trả lương cho công nhân viên

Nợ TK 334

4.2.2.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương

– Kế toán bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là khoản tiền mà Nhà nước trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời mất sức lao động như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp… hoặc khi nghỉ hưu hoặc chết… Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định.

Theo quy định hiện nay, hàng tháng doanh nghiệp được phép trích theo tỷ lệ 15% trên tiền lương thực tế phải trả để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, tương ứng hình thành Quỹ bảo hiểm xã hộị Toàn bộ khoản tiền này sẽ phải nộp cho cơ quan bảo hiểm. Ngoài ra, hàng tháng người lao động sẽ phải nộp một khoản tiền bằng 5% thu nhập vào Quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm khi tuổi già. Số tiền này sẽ do doanh nghiệp nộp thay, sau đó khấu trừ vào lương của người lao động.

– Kế toán kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn là khoản dùng chi cho các công việc hoạt động của công đoàn. Theo quy định hàng tháng, doanh nghiệp được phép trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, tương ứng hình thành quỹ kinh phí công đoàn. Một phần của quỹ này nộp lên công đoàn cấp trên, một phần dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.

– Kế toán bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là khoản tiền do doanh nghiệp và người lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm để thuận tiện các công việc về khám, chữa bệnh. Theo quy định hàng tháng, người lao động mua bảo hiểm y tế theo một mức bằng 3% thu nhập, trong đó 2% được phép tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% lấy từ thu nhập của người lao động để muạ

– Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 338 – Các khoản phải trả và phải nộp khác TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Tài khoản 338 (2, 3, 4) - Các khoản đã trả, đã nộp khác

D. xxx

- Các khoản phải trả, phải nộp khác D. Các khoản còn phải trả, phải nộp khác.

– Trình tự kế toán:

Nv 1: Khi trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào chi phí

nhân công trực tiếp:

Nợ TK 622

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Nv 2: Khấu trừ vào lương công nhân viên phâàn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

phải nộp: Nợ TK 334

Có TK 338 (3383, 3384)

Nv 3:Chi tiêu thuộc về quỹ kinh phí công đoàn:

Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112

Nv 4: Chuyển tiền nộp cơ quan quan Bảo hiểm:

Nợ TK 338 (3383) CóTK 111, 112

Nv 5:Khi mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên:

Nợ TK 338 (3384) Có TK 111, 112 Ví dụ:

Tại một doanh nghiệp có tình hình tiền lương, các khoản trích theo lương như sau:

1. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 40.000.000

nhân viên quản lý phân xưởng 2.000.000 nhân viên quản lý doanh nghiệp 10.000.000

2. BHXH, KPCĐ và BHYT được tính trích theo tỷ lệ quy định.

3. Chi tiền gởi ngân hàng nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm (kể cả nộp thay cho

công nhân viên).

4. Chi tiền mặt mua BHYT cho công nhân viên.

5. Rút tiền gởi ngân hàng về quỹ tiền mặt 50.000.000

6. Khấu trừ lương về BHXH và BHYT của công nhân viên.

7. Chi tiền mặt trả toàn bộ lương cho công nhân viên sau khi đã trừ các khoản

khấu trừ.

4.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất nhưng không kể nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp như:

+ Chi phí nhân công gián tiếp + Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp

+ Chi phí về công cụ dụng cụ, đồ dùng sản xuất + Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (như: điện, nước, động lực…) + Các khoản chi phí khác bằng tiền

Kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này

dùng để phản ánh các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất.

Tài khoản 627 - Tập hợp chi phí sản xuất

chung thực tế phát sinh

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.

4.2.2.3.1 Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp được xuất ra là để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên giá trị của công cụ dụng cụ xuất dùng được tính vào chi phí của doanh nghiệp, hình thành nên giá thành sản phẩm. Khi xuất dùng công cụ, tùy thuộc vào tính chất chi phí của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong các phương pháp phân bổ sau:

Phương pháp phân bổ 100%(Phân bổ một lần): là phương pháp phân bổ hết một lần toàn bộ giá trị của công cụ khi xuất ra sử dụng.

Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 153

Phương pháp phân bổ nhiều lần là phương pháp phân bổ nhiều lần giá trị của công cụ vào chi phí theo kế hoạch.

Kế toán sử dụng tài khoản 142 – Chi phí trả trước. Tài khoản này dùng

để tập hợp và phân bổ các khoản chi phí phát sinh trong một kỳ nhưng lại phát huy tác dụng trong nhiều kỳ.

Tài khoản 142 D. xxx

- Các khoản chi phí trả trước phát sinh.

D. Chi phí chờ phân bổ cuối kỳ.

- Số phân bổ chi phí vào đối tượng liên quan hàng kỳ.

– Trình tự kế toán như sau

Nv 1: Khi xuất dùng công cụ:

Nợ TK 142

Có TK 153 100% giá trị

Nv 2: Đồng thời lập kế hoạch phân bổ và căn cứ vào kế hoạch ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 142 Một phần giá trị

Nv 3: Phân bổ lần cuối hoặc khi báo hỏng công cụ:

Nợ TK 152

Nợ TK 627, 642, 641… Có TK 142

Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Một phần giá trị – Giá trị phế liệu Một phần giá trị công cụ

Ví dụ4: Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Xuất công cụ ra sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp trị giá 80.000

2. Xuất công cụ ra sử dụng (phân bổ 50%) ở phân xưởng sản xuất trị giá 2.400.000

3. Xuất công cụ ra sử dụng ở bộ phận bán hàng trị giá 1.000.000. Kế toán phân bổ

trong 5 tháng.

4. Báo hỏng công cụ ở nghiệp vụ 2, thu hồi phế liệu nhập kho 100.000

Yêu cầu lập định khoản.

4.2.2.3.2 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là đem phần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, để tính chính xác giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh cần phải tính chính xác số khấu hao tài sản cố định, nghĩa là phải căn cứ vào lượng hao mòn thực tế để tính khấu haọ Tuy nhiên, trong thực tế khó có thể xác định được lượng hao mòn này nên người ta căn cứ vào số năm sử dụng tài sản cố định để tính khấu hao theo công thức sau:

Kế toán sử dụng tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng do trích

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN (Trang 42 -42 )

×