1 .3.5 Điều kiện về con người
3.3. Mô hình thị trường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam
3.3.1. Tổ chức quản lý.
Vì là một công cụ quản trị rủi ro mới ra đời, nên đểđơn giản hóa phương thức giao dịch, trong giai đoạn đầu không cần phải xây dựng hẳn một thị trường riêng cho quyền chọn và giao sau chứng khoán, mà chúng ta có thể tận dụng những cơ sở vật chất của các sàn giao dịch chứng khoán hiện có, thực hiện giao dịch quyền chọn, giao sau chứng khoán ngay trên sàn chứng khoán này. Trên việc tận dụng cơ sở vật chất của SGDCK, chúng ta có thể thành lập một bộ phận nhằm quản lý cho các giao dịch về quyền chọn và giao sau, nhằm tạo sự thống nhất và ổn định cho việc phát triển thịtrường sau này.
Sàn giao dịch quyền chọn và giao sau chứng khoán Việt Nam sẽ bao gồm: Trung tâm giám sát, Trung tâm xử lý, Trung tâm thông tin, Trung tâm thanh toán và Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các trung tâm này trực thuộc SGDCK, các trung tâm có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của sàn giao dịch.
3.3.1.1. Trung tâm giám sát.
Vai trò chủ yếu của Trung tâm này là bảo vệ các nhà đầu tư và là con mắt của SGDCK. Trung tâm giám sát còn có thểđược xem như một cơ quan lập pháp và hành pháp thu nhỏ trong thế giới quyền chọn, giao sau. Trung tâm này đảm bảo cho toàn hệ thống vận hành xử lý quyền chọn, giao sau vận hành hiệu quảvà đúng nguyên tắc, bảo đảm tôn trọng lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Trong đó, những hoạt động được phân chia như sau:
Bộ phận giám sát giao dịch: có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện những giao dịch bất thường bằng các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời ngăn chặn hoặc báo cáo sang bộ phận xử lý và công bốthông tin đối với giao dịch có sai phạm nghiêm trọng.
Bộ phận giám sát thành viên: có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện những sai phạm liên quan đến các thành viên trong hệ thống, đặc biệt là các nhà môi giới, có chức năng kiểm tra thanh tra khi thu thập được những bằng chứng xác đáng.
Bộ phận giám sát thông tin: có nhiệm vụ quản lý tất cả thông tin liên quan đến giao dịch quyền chọn, giao sau, có chức năng kiểm tra tính xác thực của các loại thông tin.
Bộ phận xử lý vi phạm:căn cứ vào những báo cáo sai phạm từ bộ phận giám sát giao dịch, bộ phận này được toàn quyền xử lý các trường hợp vi phạm căn cứvào qui định của luật chứng khoán. Đối với những vi phạm nghiêm trọng, bộ phận xử lý có thể kiến nghị và chuyển giao quyền xửlý đến UBCKNN.
3.3.1.2. Trung tâm xử lý.
Kết nối hệ thống với tất cả sàn giao dịch hiện có, Trung tâm này chuyên xử lý tất cả thông tin, mọi vấn đề liên quan đến mua bán quyền chọn, giao sau chứng khoán. Việc thống nhất tất cả những giao dịch quyền chọn, giao sau tại Trung tâm có ý nghĩa rằng thông tin sẽđược quy tụ về một mối và tiện cho việc đưa ra mức phí quyền chọn cũng như tỷ lệ ký quỹban đầu trên mỗi hợp đồng giao sau, hoa hồng. Việc kết nối thu nhận tất cả thông tin từ các sàn khác sẽ làm qui mô giao dịch mở rộng, khối lượng hợp đồng giao dịch nhiều, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn, đồng thời nhà kinh doanh quyền chọn, giao sau có cơ hội tiến hành nghiệp vụ bù trừ vị thế.
Trung tâm xử lý bao gồm các thành viên chính sau:
Nhà tạo lập thị trường: là các tổ chức, các công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm xử lý, chịu sự giám sát và chi phối của Trung tâm. Nhà tạo lập thịtrường đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, khi một nhà đầu tư nào đó muốn mua (bán) một hợp đồng quyền chọn hoặc giao sau và nếu không có một nhà đầu tư nào muốn bán (mua) quyền chọn hoặc giao sau đó. Để tồn tại nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào ở một mức giá và bán ra ở mức giá cao hơn. Nếu một tổ chức, cá nhân nào muốn trở thành nhà tạo lập thịtrường thì phải tiến hành thủ tục đăng ký, trải qua kỳ sát hạch và cuối cùng nếu vượt qua kỳ sát hạch thì tổ chức hoặc cá nhân này được Trung tâm xử lý cho làm thành viên và xác nhận là nhà tạo lập thịtrường.
Nhà môi giới: do những đặc điểm riêng biệt của giao dịch quyền chọn và giao sau, nên đòi hỏi sự hiện diện của bộ phận giao dịch quyền chọn, giao sau chuyên biệt. Nhóm người này có chức năng tư vấn về giao dịch, môi giới quyền chọn, giao sau, nhập lệnh giao dịch, thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư và được hưởng hoa hồng từ nhà kinh doanh. Nhà môi giới trên sàn có trách nhiệm giao dịch các lệnh mà anh ta nhận được ở mức giá tốt nhất có thể, họ có thể là nhân viên của sàn giao dịch chứng khoán và nhận
thêm nhiệm vụ môi giới quyền chọn, giao sau cho Trung tâm xửlý để nhận thêm hoa hồng hoặc họ là những thành viên của Trung tâm được gởi đến các sàn giao dịch để thực hiện các hợp đồng quyền chọn, giao sau với khách hàng.
Để trở thành nhà môi giới trên sàn, cá nhân hoặc tổ chức phải hoàn thành các thủ tục đăng ký và trải qua kỳ sát hạch năng lực, nếu trải qua kỳ sát hạch sẽđược Trung tâm xử lý cho làm thành viên và xác nhận là nhà môi giới. Nhà tạo lập thịtrường có thể được phép trở thành nhà môi giới.
Nhân viên giám sát giao dịch: là các thành viên trực thuộc bộ phận giám sát giao dịch của Trung tâm giám sát, có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch đúng nguyên tắc và pháp luật, có quyền xác nhận tư cách thành viên, kiểm tra và thông báo đến Trung tâm giám sát những giao dịch có dấu hiệu bất thường.
3.3.1.3. Trung tâm thanh toán bù trừ:
Trung tâm thanh toán sẽ làm nhiệm vụ thanh toán, bù trừ cho những giao dịch quyền chọn và giao sau trên những tài khoản của các nhà đầu tư đã được đăng ký ở trung tâm. Trung tâm thanh toán bù trừ chịu sự quản lý và giám sát của Trung tâm giám sát và Trung tâm xử lý.
Thành viên của Trung tâm thanh toán có thể là những ngân hàng, các định chế tài chính, v.v. Để trở thành thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ thì các tổ chức phải đảm bảo về uy tín, vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng, v.v.
3.3.1.4. Trung tâm thông tin:
Trung tâm thông tin chịu sự giám sát của bộ phận giám sát và quản lý thông tin (hay CQGS&QLTT) thuộc trung tâm giám sát, có nhiệm vụ báo cáo các thông tin giao dịch hàng ngày từ trung tâm xử lý chuyển về cho Trung tâm giám sát. Ngoài ra, Trung tâm thông tin còn có nhiệm vụ thu thập những thông tin có liên quan đến thịtrường như phí (quyền chọn), tỷ lệ ký quỹ (giao sau), hoa hồng môi giới, giá thực hiện, ngày đáo hạn…và các tin tức đáng tin cậy khác. Tại đây, các nhà đầu tư có thể tham khảo các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích đầu tư, nghiên cứu hay các mục đích khác.
3.3.1.5. Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Trong điều kiện mới hình thành thịtrường quyền chọn và giao sau chứng khoán Việt Nam thì việc thành lập Trung tâm phát triển sản phẩm về công cụ phái sinh là điều cần thiết. Trung tâm này sẽ có nhiệm vụ theo dõi tình hình thịtrường, từđó đề ra những giải pháp kích cầu, kích cung hoặc nghiên cứu phát triển các sản phẩm. Trung tâm này sẽ là nơi tập hợp các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phái sinh và chứng khoán. Có thểnói đây là một viện nghiên cứu riêng cho thị trường các sản phẩm phái sinh chứng khoán nói chung hay quyền chọn và giao sau chứng khoán nói riêng.
3.3.2. Cơ chế vận hành.
Các hợp đồng quyền chọn và giao sau qua Trung tâm xử lý phải tuân theo các nguyên tắc đấu giá thịtrường, trong đó yếu tố giá và thời gian đặt lệnh được xét theo thứ tự ưu tiên. Có hai cách xác định giá giao dịch:
- Cách thức nhất là cách xác định giá đóng cửa và mở cửa của các phiên giao dịch, ghi nhận tập trung các lệnh giao dịch, từđó xác định các mức giá hợp lý nhất.
- Cách thứhai là cách được sử dụng trong suốt các phiên giao dịch theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian đặt lệnh. Nếu không có lệnh mua bán nào được khớp, Trung tâm xử lý sẽđề nghị các mức giá để các bên tham gia giao dịch.
Hợp đồng quyền chọn và giao sau được thực hiện trên Trung tâm xử lý thông qua các thành viên môi giới. Tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch điều được thực hiện trên hệ thống tựđộng.
Sàn giao dịch quyền chọn, giao sau được thực hiện theo quy trình sau:
Khi nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch trước hết phải mở một tài khoản ký quỹ tại Trung tâm thanh toán, để đảm bảo cho việc thực thi hợp đồng và thanh toán các khoản phí, và mọi giao dịch sẽ được ủy quyền cho các thành viên của Trung tâm xử lý (môi giới) thực hiện thông qua tài khoản này.
Nhà đầu tư sẽ tham khảo các thông tin về hợp đồng quyền chọn và giao sau thông qua các thông tin được cung cấp từTrung tâm thông tin. Khi có ý định muốn kinh doanh thu lợi hoặc quản trị rủi ro chứng khoán thông qua hợp đồng quyền chọn hoặc giao sau, khách hàng sẽ tiến hành liên hệ với nhà môi giới nhờ họtư vấn về qui trình, cách thức giao dịch và nhận các thông tin về giá thực hiện, phí và tỷ lệ ký quỹban đầu đối với hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau.
Sau khi thỏa thuận xong với nhà môi giới, hợp đồng quyền chọn hoặc giao sau sẽđược nhập lệnh thông qua hệ thống cổng giao dịch của thành viên thông qua hệ thống máy tính nối mạng với Trung tâm xử lý. Trung tâm xử lý sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm các khách hàng muốn mua (bán) hợp đồng quyền chọn hoặc giao sau để thực hiện giao dịch. Nếu không có khách hàng nào mua (bán) quyền chọn hoặc giao sau đó thì Trung tâm xử lý sẽ phải thực hiện các giao dịch ngược lại (nhà tạo lập thịtrường). Nếu khớp lệnh giao dịch thì Trung tâm xử lý sẽbáo đến Trung tâm thanh toán nhằm thực hiện thanh toán bù trừ, trong trường hợp số tiền ký quỹkhông đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa vụ thanh toán, khách hàng phải bổ sung vào ngày giao dịch tiếp theo. Việc khớp lệnh sẽ được báo về cho nhà môi giới và được thông báo lại cho nhà đầu tư.
Trong khi xử lý các giao dịch, Trung tâm xử lý sẽ cung cấp thông tin qua bảng điện tử trên sàn, đồng thời gửi thông tin giao dịch đến Trung tâm thông tin. Cuối ngày, Trung tâm thông tin sẽ gửi các thông tin giao dịch về Trung tâm giám sát cũng như đưa các thông tin này ra công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.
Nếu ngày đáo hạn, người mua quyết định thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư có nhiệm vụ thông báo đến các nhà môi giới và các nhà môi giới có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm xử lý quyền chọn, giao sau. Khi đó, Trung tâm xử lý sẽ thực hiện chuyển giao thông qua Trung tâm thanh toán vào ngày hôm sau hoặc một ngày nhất định tùy theo phương thức thanh toán bằng tiền hay bằng chứng khoán cơ sở.
Hình 4: Quy trình giao dịch trên thị trường quyền chọn và giao sau tại Việt Nam
(1) : Người mua và người bán thông qua nhà môi giới để thực hiện lệnh đặt mua, đặt bán
(2) : Nhà môi giới của bên mua bên mua và bên bán thông qua hệ thống cổng giao dịch đặt lệnh mua bán đến Trung tâm xử lý
(3) : Trung tâm xử lý nhận lệnh và xử lý lệnh, sau đó thông báo kết quả qua hệ thống cổng giao dịch đến nhà môi giới
(4), (5) : Trung tâm xử lý thông báo kết quả, giá cả, số lượng giao dịch trên bảng điện tử,đồng thời thông báo đến Trung tâm thông tin.
(6) : Trung tâm xử lý sẽ báo thông tin về giao dịch của bên mua và bên bán đến Trung tâm thanh toán để thực hiện bù trừ, hay ký quỹ. Sau đó, Trung tâm thanh toán thông báo về những thông tin như đã thanh toán bù trử hay có đủ ký quỷ để thực hiện thanh toán…
(7) : Trung tâm thông tin báo cáo thông tin giao dịch hàng ngày và các thông tin hàng quý… về Trung tâm giám sát.
(8) : Trung tâm thông tin phát hành các báo cáo thường kỳ ra công chúng (9) : Trung tâm giám sát sẽ giám sát hoạt động của thị trường.
3.3.3. Các chuẩn hoá hợp đồng
Là một thị trường đi sau, chúng ta cần những phương thức chuẩn hoá hợp đồng cụ thể, chúng ta có thể học tập từ các thị trường lớn trên thế giới, để có thể hướng dẫn cụ thể, tránh gây hoang mang, lúng túng trong giao dịch.
Ngày đáo hạn:
Theo như thông lệ quốc tế trên sàn giao dịch, mỗi cổ phiếu được phân loại vào một kỳ đáo hạn riêng. Tuy nhiên do khối lượng giao dịch còn hạn chế, ngày đáo hạn cần thiết tuỳ chọn sao cho phù hợp và thuận tiện trong giao dịch.
Hoa hồng môi giới:
Nhà đầu tư cần trả một khoản hoa hồng cho việc mua bán cổ phiếu khi thực hiện quyền chọn và giao sau cổ phếu cho nhà môi giới thông qua sự khấu trừ trên tài khoản ký quỹ. Đối với hợp đồng nhà đầu tư không có ý định thực hiện vào ngày đáo hạn, thì nhà đầu tư không trả hoa hồng cho giao dịch này.
Phí giao dịch:
Là những khoản phí nhà đầu tư phải trả cho qui trình giao dịch, đôi khi phí này được tính chung vào phí hoa hồng cho nhà môi giới.
Phương thức yết giá:
Để thuận tiện trong giao dịch, mang đến thông tin dễ hiểu, dễ nhớ, cách yết giá phải được chuẩn hoá thống nhất cho tất cả các giao dịch trên tất cả sàn.
Còn giá thực hiện sẽ do sự điều chỉnh của thị trường và Trung tâm giao dịch quyết định.
Giá thực hiện.
Thông thường, trên sàn giao dịch quyền chọn và giao sau, giá thực hiện được chuẩn hoá. Sàn giao dịch qui định mức giá thực hiện để có thể ký hợp đồng được dễ dàng. Cần được xây dựng mức chênh lệch giá thực hiện tương ứng với mức giá của từng chứng khoán gốc. ( ví dụ theo một số thị trường quyền chọn thế giới, sàn giao dịch thường tuân theo qui luật là các mức giá thực hiện có khoảng chênh lệch $2,5 nếu giá cp thấp hơn $25, khoảng $5 nếu giá cp từ $25 đến $200 và $10 nếu giá cp trên $200).
Một số phương thức chuẩn hoá hợp đồng có thể tóm gọn như sau :
Khối lượng giao dịch: Tất cả chứng khoán niêm yết, có thể ưu tiên chú trọng những chứng khoán của các công ty lớn.
Tháng đáo hạn: theo thông lệ quốc tế khi đạt đến khối lượng giao dịch nhất định.
Ngày đáo hạn:được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người bán và người mua. Thời gian giao dịch: tuỳ chọn sao cho phù hợp và thuận tiện trong giao dịch.
Kiểu hợp đồng: đối với hợp đồng quyền chọn để thuận tiện trong việc tính giá, ban đầu nên giao dịch theo kiểu châu âu.
Giá thực hiện:được xây dựng mức chênh lệch giá thực hiện tăng tương ứng với mức giá của từng chứng khoán gốc.
3.3.4. Đề xuất mô hình định giá quyền chọn cho TTCK Việt Nam.
Hiện nay, có hai mô hình định giá quyền chọn được ứng dụng phổ biến tại các thị trường quyền chọn lớn trên thế giới như: SGD Chicago (CBOE); SGD TSE (Nhật Bản)…đó là mô hình định giá Black-Scholes và mô hình Mô hình cây nhị phân (Binomial).
Đối với việc định giá hợp đồng quyền chọn cho chứng khoán tại Việt Nam, do thị