Thực trạng CCTT ở Mexico năm 1994

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 97 - 101)

Những năm 1980 là khoảng thời gian nền kinh tế Mexico gặp rất nhiều khó khăn: tăng trưởng trì trệ, nợ nước ngoài tăng nhanh, thất nghiệp gia tăng, lạm phát không thể

kiểm soát, thị trường chứng khoán sụp đổ, tỷ giá từ 26 pesos/$ vào cuối năm 1982 đã gia

tăng tới 2209 pesos/$ vào cuối năm 1987, tức đồng peso giảm giá khoảng 8400%.

Năm 1987, Chính phủ Mexico bắt tay vào một chương trình cải cách được biết đến với tên gọi là "Pacto": một sự thỏa thuận giữa chính phủ, doanh nghiệp, đoàn thể và nông nghiệp để hợp tác trong việc thiết lập giá cả và mức lương, phá giá đồng peso, tự do hóa thương mại, công ty nhà nước được tư nhân hóa và từng bước khuyến khích đầu tư

nhân.47

Nguồn gốc của khủng hoảng48:

Vào đầu những năm 1990 các cải cách kinh tế mở rộng ở Mexico đã giúp nước này ra khỏi tình trạng trì trệ trong những năm 1980. Thông qua chế độ tỷ giá cố định đồng peso theo đồng đôla Mỹ, Mexico đã có thể hạn chế tình trạng lạm phát cao. Những

cải cách của Mexico đã làm cho quốc gia này thu hút được dòng vốn từ nước ngoài lớn,

dẫn tới sự bùng nổ trong đầu tư gián tiếp. Ban đầu dòng vốn này thì có lợi cho việc cải

cách kinh tế ở Mexico nhưng sau đó lại là nguyên nhân chủ yếu trong cuộc khủng hoảng

cán cân thanh toán của quốc gia này.

Trong quá trình cải cách kinh tế ở Mexico thì các nhà hoạch định chính sách rất

chú trọng tới vấn đề chống lạm phát. Chế độ tỷ giá của Mexico tỏ ra hiệu quả trong việc

hạn chế lạm phát nhưng lại dẫn tới hệ quả là đồng peso tăng giá.

- Dòng vốn vào đầu những năm 1990 và hệ quả tới cán cân vãng lai:

Sự tăng giá của đồng peso kết hợp với sự tự do thương mại đã làm cho nhập khẩu

của Mexico tăng nhanh hơn xuất khẩu. Thâm hụt thương mại này xảy ra cùng lúc với sự

47 Dịch từ “The 1980s were a disastrous time for the Mexican economy. There were a series of exchange rate devaluations, stagnant growth, rising unemployment, stock market collapses and spiraling inflation. The exchange rate went from 26 pesos/$ at the end of 1982 to 2209 pesos/$ at the end of 1987, a depreciation of 8400%.

In 1987, the Mexican government embarked on an ambitious reform program that was known as “the Pacto”: an agreement between the government, business, unions and agriculture to cooperate on price and wage setting. The peso was devalued, trade was liberalized, state-owned firms were privatized and steps taken to encourage private investment.” - Currency Crises in Mexico - Spring Semester ’03-’04 - Akila Weerapana.

48

Dịch từ bài “The Mexican Peso crisis: A balance of payments crisis (1994-1995)” - Tyler Curtis, Donn Gladish, Mayuri Guntupalli, Bill McElnea.

bùng nổ trong đầu tư của nước ngoài vào đầu những năm 1990. Tổng dòng vốn vào

Mexico tăng từ 3.5 tỷ USD trong năm 1989 lên 33.3 tỷ USD trong năm 1993. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã làm tăng thêm sự đánh giá cao đồng peso, từ đó làm tồi tệ hơn tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Về cơ bản, thâm hụt tài khoản vãng lai cần được tài trợ bởi nguồn vốn tư nhân

hoặc bởi sự sụt giảm dự trữ ngoại tệ. Trong thời kì trước khủng hoảng, dòng vốn tư nhân cao hơn con số cần thiết để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong năm 1992 và

1993 thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico là 48 tỷ USD, trong khi đó dòng vốn tư

nhân là 57 tỷ USD.

Hình 2.1: Cán cân vãng lai và cán cân vốn của Mexico49 ( Phụ lục 2)

- Phụ thuộc vào đầu tư danh mục nợ

Bởi vì dựa vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mexico đã bộc lộ nhiều rủi ro. Từ năm 1990 đầu tư nước ngoài dưới dạng đầu tư danh

mục vào các thị trường mới nổi gia tăng. Đầu tư danh mục dễ thay đổi hơn đầu tư trực

tiếp nước ngoài truyền thống và dòng vốn này cũng dể bị đảo chiều khi có rủi ro.

Hình 2.2: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mexico50 (Phụ lục 2)

Các nhà hoạch định chính sách của Mexico cũng nhận biết được những mối nguy do đồng tiền định giá cao, gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, và sự phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư danh mục từ nước ngoài; nhưng họ lại tin tưởng rằng nền kinh tế Mexico vẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian đủ dài để sự phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống do chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ dần thu

hẹp. Niềm tin này dựa vào sự gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Mexico và sự thực

hiện thành công của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Sự sụt giảm niền tin của các nhà đầu tư và sự phá giá tiền tệ51:

Trong năm 1993 và đầu năm 1994 các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào nền kinh

tế Mexico. Vào năm 1994 đã xảy ra một loạt các sự kiện chính trị (đặc biệt là vụ ám sát ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền PRI - Đảng Cách mạng thể chế), điều này bắt đầu làm suy yếu đi niền tin của các nhà đầu tư vào Mexico. Cùng lúc này Cục dự trữ

49

“The Mexican peso crisis” - Joseph A.Whitt,Jr.

50

“The Mexican peso crisis” - Joseph A.Whitt,Jr.

51 Dịch từ bài “The Mexican Peso crisis: A balance of payments crisis (1994-1995)” - Tyler Curtis, Donn Gladish, Mayuri Guntupalli, Bill McElnea.

Liên Bang Mỹ lại gia tăng lãi suất làm đổi chiều dòng vốn đầu tư ra khỏi những nền kinh

tế mới nổi, từ đó đã làm gia tăng rủi ro cho Mexico. Bởi dòng vốn quốc tế giảm sút,

Mexico phải tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai bởi sự sụt giảm dự trữ ngoại hối.

Cuối tháng 3 năm 1994, dự trữ ngoại tệ của Mexico giảm từ 26 tỷ USD xuống còn 18 tỷ

USD.

Hình 2.3: Dự trữ ngoại tệ của Mexico (tỷ USD) (Phụ lục 2)

Mexico có hai lựa chọn để ổn định sự gia tăng mất cân đối của cán cân thanh toán: 1. Phá giá đồng nội tệ và giảm áp lực lên tài khoản vãng lai.

2. Cố gắng duy trì tỷ giá bằng cách gia tăng lãi suất.

Mexico chọn cách thứ 2 với hy vọng rằng quốc gia sẽ ra khỏi bất ổn kinh tế. Để

giữ tỷ giá cố định, lãi suất của trái phiếu kho bạc ngắn hạn ở Mexico tăng lên tới 16,25%.

Trong nỗ lực để thị trường thế giới thấy rằng đồng peso vẫn mạnh, tín dụng được đổi sang đồng đôla, kể cả nợ ngắn hạn của chính phủ. Khoản nợ định danh bằng đồng đôla này được biết đến với tên là tesobonos, và chúng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

hơn khoản nợ định danh bằng đồng peso “rủi ro cao”. Vì vậy, bởi việc định danh nợ bằng đồng đôla, Chính phủ Mexico đã nhận về rủi ro từ các nhà đầu tư.

Bất chấp những nỗ lực của Mexico nhằm bảo vệ tỷ giá cố định, thị trường thế giới

không thấy đáng tin cậy trong các nỗ lực này và các khoản nợ định danh bằng đồng đôla (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của quốc gia này trở nên nhạy cảm với các cú sốc tài chính. Trong khi Mexico giảm lãi suất nội tệ thì Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng lãi suất. Các nhà đầu tư có thể thấy được vị thế tài chính của Mexico không bền vững và vì vậy họ chuẩn bị cho sự giảm giá đồng peso

không thể tránh được.

Trước tháng 12 năm 1994, dự trữ ngoại tệ của Mexico giảm khoảng chừng 10 tỷ

USD, số này không đủ trang trải khoản nợ 30 tỷ USD được các nhà đầu tư nắm giữ trong

các khoản nợ tesobono định danh đôla. Chính phủ Mexico đã phá giá đồng peso 15%. Vào ngày 20 tháng 12 năm 1994, ước tính khoảng 5 tỷ USD đã rời khỏi quốc gia này. Rõ ràng tỷ giá hối đoái mới không đáng tin cậy và vào ngày 22 tháng 12 năm 1994, Chính

phủ Mexico quyết định thả nổi tỷ giá. Sự giảm giá của đồng peso làm cho các khoản vay nước ngoài của các Ngân hàng trở nên tồi tệ và tạo áp lực lớn cho ngân sách của Chính

phủ bởi Chính phủ phải trả các khoản nợ tesebono định danh bằng đồng đôla Mỹ. Trong

những tuần sau đó, các nhà đầu tư đã rời bỏ Mexico và gần như đưa quốc gia này tới vỡ

Vào tháng 1 năm 1995, chính phủ Mexico thông báo kế hoạch ngăn chặn các tác động tiêu cực và tác động lạm phát của khủng hoảng. Kế hoạch bao gồm giảm đáng kể

chi tiêu chính phủ và chính sách tiền tệ thu hẹp. Kế hoạch cũng bao gồm sự nỗ lực nhằm

thiết lập chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Sự thay đổi này sẽ đảm bảo giá trị thị trường

chính xác của đồng peso trong dài hạn, tránh việc đánh giá cao tiền tệ lặp lại và giúp gia

tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Chính phủ Mexico đã nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại Mỹ. Tháng 2 năm 1995, Mexico đạt được gói vay

tín dụng khoảng chừng 52 tỷ USD. Trong đó bao gồm một khoản vay 17.8 tỷ USD từ

IMF, khoản vay lớn nhất trong lịch sử IMF.

Để đảm bảo cho các khoản vay, Chính phủ Mexico cam kết tiếp tục cải cách kinh

tế và thực hiện chương trình tài chính chặt chẽ. Sự cứu trợ tài chính và sự cải cách đã

được hiệu quả cao. Giữa năm 1996-1999, GDP của Mexico tăng 5% mỗi năm. Trong tháng 1 năm 1997, Mexico trả 13.5 tỷ USD trước hạn cho khoản vay từ chính phủ Mỹ.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mexico năm 1994-1995:

Một quốc gia sẽ gặp nhiều rủi ro khi thâm hụt tài khoản vãng lai dựa vào nguồn

vốn đầu tư gián tiếp từ bên ngoài để tài trợ, bởi vì nguồn vốn này rất dễ đảo chiều khi có

những điều kiện không thuận lợi.

Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào một quốc gia bên cạnh những tác động tích

cực cho nền kinh tế thìdòng vốn vào còn đặt ra nhiều nhiệm vụ phức tạp cho các cơ quan

quản lí, bởi vì nó có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, giảm năng lực cạnh tranh và tăng tính dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng.52

Chính sách tỷ giá cố định, kém linh hoạt có thể giúp quốc gia đó kiềm chế lạm

phát nhưng lại dẫn tới việc đánh giá cao đồng nội tệ, gây ra các tác động tới cán cân vãng lai.

Mô hình thế hệ thứ nhất về khủng hoảng tiền tệ của Paul Krugman 1979 giải

thích: khi các biến kinh tế vĩ mô của một quốc gia thay đổi không bền vững (như chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách tăng trưởng tiền tệ quá mức và mất giá thực tế đồng nội tệ quá mức, thâm hụt tài khoản vãng lai với qui mô lớn và tăng dần, đầu tư nhiều vào các dự án rủi ro, lợi nhuận

thấp, việc giám sát hệ thống tài chính kém hiệu quả,…) sẽ làm nới rộng khoảng cách giữa

52

Quản lý dòng vốn nước ngoài, kinh nghiệm các nước thị trường mới nổi và một số gợi ý đối với Việt

những gì các nhà quản lý tiền tệ tuyên bố và cam kết với khả năng giữ các cam kết này, từ đó làm suy giảm độ tin cậy vào các nhà quản lý tiền tệ và có thể gây ra cuộc khủng

hoảng.53

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 97 - 101)