Thực trạng CCTT ở Thái Lan 1997

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 101 - 105)

2.1.2.1) Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Đông Á:

Một là nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém:

Phân tích theo lý thuyết “Bộ 3 bất khả thi”

+ Cố định tỷ giá hối đoái theo đồng đôla.

+ Cho phép tự do hóa tài khoản vốn, điều này tạo nên sức ép tăng giá đồng nội tệ. Năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng kém hiệu quả

Hai là dòng vốn nước ngoài kéo vào ồ ạt:

+ Cho đến năm 1997, các nền kinh tế Đông Nam Á có lãi suất ngắn hạn cao, đặc biệt có

sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nên nhiều nền kinh tế trong khu vực thu hút được lượng đầu tư lớn và trải qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Luồng vốn

vào là do công cụ ngắn hạn cung cấp chẳng hạn như chứng chỉ tiền gởi của ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn…

+ 1997 thu hút gần 50% tổng lượng vốn đầu tư cho các nước phát triển

+ Với những xúc tiến đầu tư và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm cho các công ty ở Đông Nam Á mạo hiểm đi vay ngân hàng, và các ngân hàng bất chấp mạo hiểm đi vay nước ngoài mà chủ yếu là vay ngắn hạn và nợ không

tự bảo hiểm rủi ro. Sau đó chuyển thành nội tệ và các ngân hàng sẽ cho vay số tiền này hoặc đầu tư vào các dự án địa phương, đặc biệt là bất động sản.

Ba là thay đổi bất lợi của nền kinh tế thế giới:

+ Nhân dân tệ được định giá thấp so với đồng đôla từ năm 1994 cùng với nhiều nhân tố

khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Cộng với việc đồng tiền các nước Đông Nam Á được neo theo đôla Mỹ, mà

đồng đôla vào thời gian này đang tăng giá do những luồng vốn đầu tư ngắn hạn chảy vào Mỹ. Từ đó làm cho xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ năm 1996, tăng trưởng xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài.

53

Sách “Mô hình tài chính quốc tế” - GS.TS.Nguyễn Khắc Minh - NXB Khoa học và kĩ thuật - XB năm

Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao trước khi khủng hoảng xảy ra, chính phủ các nước lại không lo lắng nhiều về tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn? Lãnh đạo các nước này cũng thừa nhận rằng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn có thể là một điều dở nhưng

họ lại đưa ra một lập luận kinh tế hết sức hợp lý rằng nếu thâm hụt tài khoản vãng lai lớn

chủ yếu phản ánh một sự đầu tư cao hơn thì cuối cùng nó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của

nền kinh tế và do đó làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Nhưng sự giả định cơ bản ở đây là phần lớn chi tiêu đầu tư này là đúng đắn và có lợi nhuận tiềm năng. Nhưng chúng ta đã biết

phần lớn cái được gọi là đầu tư đó lại được chi tiêu một cách dại dột vào việc phát triển bất động sản, gây ra tình trạng thừa công suất hơn là để cải thiện chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

+ Sau cuộc khủng hoảng ở Mexico năm 1994, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng, mất tin tưởng

vào sự an toàn ở Đông Á.

+ Nền kinh tế Mỹ phục hồi sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990. Ngân hàng dự trữ

liên bang Hoa Kỳ bắt đầu nâng tỉ lệ lợi tức để ngăn chặn lạm phát. Vì vậy nền kinh tế Mỹ

trở nên hấp dẫn hơn so với các nước Đông Á.

Kết hợp các yếu tố trên, các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn khỏi Đông Nam Á.

Những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng đang xuất hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thâm hụt tài khoản vãng lai. - Kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng.

- Bong bóng tài sản. - Nợ xấu cao.

- Vay ngoại tệ không phòng vệ. - Vay nợ chéo trong tập đoàn.

- Hệ số ICOR cao. - Nợ nước ngoài ngắn hạn.

- Đầu tư công kém hiệu quả. - Tự do hóa tài khoản vốn.

Bốn là tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt:

Khi thị trường bất động sản của Thái Lan sụp đổ, một số thể chế tài chính bị phá

sản. Các nhà đầu tư không còn tin rằng dự trữ ngoại tệ đủ để trả nợ ngắn hạn. Cả các nhà

đầu tự nước ngoài lẫn trong nước đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay,

từ chối đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài.

Phát hiện thấy những điểm yếu này, các quỹ đầu cơ tấn công đồng nội tệ. Thái Lan đã dốc hết lượng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng baht nhằm chống lại những cuộc tấn

2.1.2.2) Khủng hoảng kinh tế tài chính Thái Lan:

 Tình hình kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng:

a) Tổng quan nền kinh tế:

GDP:

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan (Phụ lục 2)

1991-1996, tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng ổn định, đạt 7,7%/ năm

Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân cao.

Các doanh nghiệp họat động ngày càng kém hiệu quả

+ Hệ số ICOR trung bình của Thái Lan là 5.22.

+ Tăng trưởng GDP ở mức cao.

+ Lãi suất tiết kiệm trong nước cao.

+ Tỷ giá hối đoái gần như cố định.

-> Tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

+ Đầu tư trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Hình 2.5: Tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Thái Lan (Phụ lục 2)

+Hậu quả:

- Trả lãi thường xuyên và bằng ngoại tệ

- Đầu tư gián tiếp là chủ yếu cùng với việc tự do hóa đồng vốn, điều đó làm cho dòng vốn

dễ đảo chiều gây ảnh hưởng cho nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ROA bình quân của doanh nghiệp giảm từ 8%/ năm (1991) xuống 1%/năm (1996)

Ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả

- Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài tăng 171% (1991) lên 694%

(1996)

- ROA của hệ thống ngân hàng TL:0.99%

Thái Lan đứng bên bờ vực mất khả năng thanh toán

- Cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai luôn bị thâm hụt, và mức độ thâm

hụt ngày càng gia tăng.

Thái lan có tỷ lệ nợ nước ngoài cao và liên tục tăng

Hình 2.6: Nợ nước ngoài của Thái Lan (Phụ lục 2)

Từ cuối năm 1996, dự trữ giảm dần gần 10 tỉ đôla (từ 37.7 tỉ còn 27.9 tỉ tính đến 14/08/1997). Vào ngày 21.8, Băng Cốc tiết lộ rằng NHTW có khoảng 23.4 tỉ đô la trên các hợp đồng dài hạn với các nhà đầu tư Thái và nước ngoài mà khoản tiền đó đã được mang ra để giúp đỡ cho đồng baht và các hợp đồng kì hạn này sẽ đến hạn trong 12 tháng tới. Thêm

vào đó, thâm hụt tài khoản vãng lai được dự báo ít nhất là 10 tỉ đôla một năm.

Với những dòng vốn vào không chắc chắn và gần 40 tỉ đôla nợ ngắn hạn sắp đáo

hạn, dễ dàng thấy rằng chỉ riêng các hợp đồng kì hạn thôi là đã có thể ngốn hết khoản vay

17.2 tỉ đôla của IMF. Dĩ nhiên cũng có thể là Băng Cốc sẽ thuyết phục được một vài chủ

nợ gia hạn thêm một vài hợp đồng trong số những hợp đồng kì hạn. Nhưng không gì đảm

bảo chuyện này sẽ xảy ra.

Sự phá sản hàng loạt của các công ty sẽ đưa ngân sách tới chỗ thâm hụt đáng kể.

Và vì nhiều doanh nghiệp Thái thất bại đã từng sản xuất hàng xuất khẩu, thâm hụt tài khoản vãng lai có thể sẽ cao hơn 10 tỉ đô la một năm. Điều đó có thể nhanh chóng hủy hoại

hết 17.2 tỉ đôla trong chương trình IMF và bắt đầu hủy hoại dự trữ 25 tỉ đôla mà Băng Cốc định duy trì. Chuỗi sự kiện này sẽ đủ để châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng cán cân

thanh toán.

 Diễn biến cuộc khủng hoảng:

 Đầu năm 1997 -> 3/1997: người dân và các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi Ngân hàng và các công ty tài chính; các quỹ đầu cơ thực hiện kí hợp đồng mua bán ngoại tệ.

 3/3/1997: Chính phủ buộc phải đóng cửa thị trường chứng khoán, tuyên bố 10 công ty tài chính phá sản.

 4,5/3/1997: Hơn 21,4 tỷ Baht ( tương đương 820 triệu USD) được rút ra khỏi ngân hàng và các công ty tài chính.

 9/4/1997: Tỷ giá hối đoái tăng lên 26,08 baht/USD

 Giữa 5/1997: chính phủ bắt đầu chấm dứt kí các hợp đồng buôn bán ngoại tệ.

 14,15/6: Thị trường tiền tệ ngập lệnh bán đồng Baht.

 25/6: Có 58/91 công ty tài chính phá sản chiếm 64% toàn quốc.

 2/7/97: Đồng Baht bị thả nổi hoàn toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải có công cụ điều tiết vốn: Do thiếu các biện pháp kiểm soát vốn, nhiều nền kinh tế châu Á đã quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động đó là các khoản vay ngắn

hạn.

- Minh bạch hóa mọi thông tin tài chính và tiền tệ: điều này nghĩa là chính sự hoang mang

của các nhà đầu tư đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt từ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào giữa năm 1997 gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nước này. Hiện tượng

này bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính. Việc minh bạch hóa

thông tin là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 101 - 105)