Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai của VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 73 - 77)

Thâm hụt cán cân vãng lai của VN chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại

cao, vì vậy cải thiện thâm hụt cán cân vãng lai của VN cần phải có các biện pháp tích cực

cải thiện thâm hụt cán cân thương mại và các biện pháp tích cực đối với các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân vãng lai như: tỷ giá.

Các biện pháp cải thiện cán cân thương mại:

“Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng có giá trị gia tăng cao: Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến dựa

trên lợi thế lao động và công nghệ nguồn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất dựa vào nguồn lao động dồi dào và kỹ thuật trung bình để tăng lợi thế về quy mô, đồng thời nhanh

chóng chuyển sang phát triển các ngành sản xuất hàng XK dựa vào vốn và kỹ thuật cao

để gia tăng nhanh giá trị. Chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm,

nâng cao giá trị gia tăng của hàng XK, hạn chế XK hàng nguyên liệu thô sơ chế, đặc biệt đối với hàng nông, thuỷ sản.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng XK: Xây dựng chiến lược phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên lợi thế cạnh tranh để trong một thời gian nhất định tạo ra những sản phẩm

có khả năng cạnh tranh cao, giảm bảo hộ có hiệu lực cho sản xuất trong nước để phù hợp

với việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, đồng thời khắc phục tình trạng thiên lệch bất lợi cho XK; tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công

nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và XK các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng

cao; Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp XK tiếp cận với nguồn vốn hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đa dạng hoá thị trường XK: Đẩy mạnh xúc

tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường XK cho các mặt hàng có tiềm năng phát

triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như:

hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản

phẩm cơ khí. Chú trọng và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ, phát

triển thương mại điện tử để giảm chi phí tiếp thị. Tăng cường và đổi mới phương thức xúc

tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao, phấn đấu tăng trưởng XK cao hơn mức tăng NK.

Xây dựng hàng rào kỹ thuật và áp dụng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO: Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

và hệ thống kiểm dịch phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa VN và các đối tác thương mại nước

ngoài, nhằm tránh thiệt hại cho hàng XK của nước ta trước các hàng rào bảo hộ của các nước, đặc biệt đối với những bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật v.v…

Quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu nhằm hạn chế NK công nghệ cũ, hàng giả, hàng nhái, hoá chất độc hại gây ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu dùng và hạn chế nhập siêu: Kiểm soát NK có hiệu quả thông qua chính sách thuế và các biện pháp phi thuế (phù hợp

với quy định của WTO) trên cơ sở sử dụng đồng bộ các rào cản kỹ thuật, rào cản tiêu chuẩn môi trường và các công cụ kinh tế để vừa bảo hộ hiệu quả sản xuất trong nước, bảo

vệ cạnh tranh công bằng (giữa hàng NK và hàng sản xuất trong nước), bảo vệ người tiêu dùng, hạn chế các tranh chấp trong thương mại quốc tế,v.v… vừa đáp ứng đầy đủ nhu

cầu vật tư, thiết bị và công nghệ hiện đại.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ: VN với đặc thù là một nước đang phát triển, nhưng ở trình độ phát triển rất thấp, nhưng lại phát triển XK rất nhanh, dựa chủ yếu vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. NK vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng XK, nên dẫn tới nhập siêu lớn và ngày càng tăng mạnh. Do đó, để khắc phục tình trạng nhập siêu, cần phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để thay thế NK, tạo thế chủ động cho sản xuất hàng tiêu dùng và hàng XK.

Chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu: phát triển các vùng nguyên liệu như vùng trồng cây lương thực, cây có dầu, cây nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng

thuỷ sản,v.v… để đảm bảo cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu trong nước cho phát triển

công nghiệp, góp phần tự chủ, giảm nhập siêu.”38

 “Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh

toán và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.”39

 “Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng trong sản

phẩm xuất khẩu: đánh thuế đối với hàng xuất khẩu giá trị thấp, miễn thuế đối với sản

38

“Xuất nhập khẩu trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế: thực trạng và giải pháp” - PGS.TS. Nguyễn Văn

Lịch - Tạp chí phát triển kinh tế số 223 tháng 5/2009

39

“Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và mức độ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại

những năm tới” - PGS.TS. Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thương - Tạp chí phát triển kinh tế tháng

phẩm trị giá cao. Ví dụ trị giá áo sơ mi xuất khẩu dưới 10 USD thuế XK 2%, giá XK từ

10-15 USD thuế XK 1%, trên 15 USD thuế XK 0%. Với giải pháp này vừa khuyến khích

các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trị giá gia tăng cao, vừa giảm được các vụ kiện

chống bán phá giá ở nước nhập khẩu do xuất khẩu giá rẻ.”40

 Trong ngắn hạn, biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao lên các mặt hàng tiêu dùng đắt

tiền có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này. Bên cạnh đó là xây dựng các rào cản thương mại như tiêu chuẩn kĩ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường,… để hạn chế nhập khẩu các hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được.

 Các Bộ ngành phối hợp với hệ thống ngân hàng có phương án hỗ trợ nguồn vốn cho các

doanh nghiệp xuất khẩu, tìm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu trong nước bằng các hoạt động xúc tiến thương mại.

 Hàng hóa VN cần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới, để người tiêu dùng tin tưởng lâu dài vào hàng hóa VN thì các doanh nghiệp sản xuất phải

không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, sản phẩm phải đảm bảo an

toàn sức khỏe và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm. “Theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính

sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đưa ra một một ví dụ của “vòng xoáy” luẩn quẩn:

Nếu định hướng nền công nghiệp vào xuất khẩu mà công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển

thì chúng ta phải nhập khẩu chi tiết linh kiện đầu vào. Cùng đi với dòng hàng nhập khẩu

từ các nước phát triển (có giá thành cao, thậm chí còn bị nâng cao một cách giả tạo) làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm lắp ráp kém hấp dẫn, nhất là khi quy mô lắp ráp lại nhỏ bé. Điều đó kéo theo việc hoặc là phải tiếp tục xuất khẩu tài nguyên hoặc là phải tiếp tục

“nhập để xuất”. Do đó, chúng ta sẽ dễ bị kéo vào vòng xoáy nhập khẩu và kéo luôn cả “căn bệnh” của các nền kinh tế khác như lạm phát, tỷ giá, các ràng buộc phi kinh tế...

khiến cho càng nỗ lực xuất khẩu thì nhập siêu càng lớn.”41

Vì vậy, một trong những giải pháp lâu dài cần thực hiện ở Việt Nam là phát triển

các ngành công nghiệp phụ trợ để dần thay thế nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.

Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở

pháp lý cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chưa hoàn chỉnh khiến cho các

40

“Bàn về giải pháp giảm nhập siêu ở Việt Nam hiện nay” - GS.TS. Võ Thanh Thu - Tạp chí phát triển

kinh tế tháng 3/2010

41

doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này; các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ của VN có sức cạnh tranh thấp so với các hàng hóa nhập khẩu do trình độ

công nghệ lạc hậu, công suất sản xuất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định;… Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ thì

các cơ quan chức năng cần nhanh chóng triển khai Nghị Định về phát triển công nghiệp

hỗ trợ; thực hiện ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với công việc sản xuất kinh doanh; hỗ trợ cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ tiếp cận vốn, kĩ thuật công nghệ để có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực

này; nhanh chóng tiếp nhận và phát huy hiệu quả sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản về kĩ thuật,

nhân lực và tài chính.

Bên cạnh đó việc hình thành các khu vực chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Không chỉ đẩy mạnh sản

xuất trong nước nguyên liệu, hàng phụ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu mà cần phải kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ này. Đối với

các doanh nghiệp trong nước sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ thì các cơ quan

chức năng cần kiểm tra kĩ chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm phụ trợ

bởi giá cả nguyên liệu nhập khẩu rẻ, sức cạnh tranh cao có thể sẽ khiến cho nguyên phụ

liệu của doanh nghiệp VN khó tìm được thị trường tiêu thụ.

Các biện pháp về tỷ giá:

Theo lý thuyết, khi một quốc gia phá giá đồng nội tệ có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Trung Quốc là quốc gia đã thực hiện thành công việc phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Trước khi thực

hiện phá giá tiền tệ, Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt: định hướng phát triển

của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đều phù hợp với việc

phá giá tiền tệ.

Điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay không giống như Trung Quốc năm 1994

nên Việt Nam giảm giá VND để cải thiện cán cân thương mại chưa có được hiệu quả như

Trung Quốc từng làm.

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm: thủy sản, gạo, nông sản, cà phê, hồ tiêu,…(đây là nhóm hàng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả xuất khẩu lại biến động);

lượng; vì vậy chính sách nới rộng biên độ tỷ giá chưa hỗ trợ cho xuất khẩu các mặt hàng này.

Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, giày da, điện tử lắp ráp, ô tô lắp ráp... phải

nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và chỉ thực hiện gia công, lắp ráp để xuất khẩu nên giảm giá đồng nội tệ sẽ không có lợi cho nhập khẩu nguyên vật liệu, vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Việt Nam cần xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn: Lý thuyết bộ ba bất

khả thi cho rằng một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu: ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính hoàn toàn, chính sách tiền tệ độc lập. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực kiểm soát lạm phát nên cần lựa chọn hợp lý giữa hai mục tiêu tỷ giá và kiểm

soát dòng vốn để đem lại hiệu quả cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ở VN, trong thương mại quốc tế, tỷ trọng sử dụng các ngoại tệ khác không cao

bằng đôla Mỹ nhưng cũng không phải là nhỏ, độ co giãn của cung các nhóm hàng xuất

khẩu đối với tỷ giá rất khác nhau, và để tính toán chính xác độ co giãn đó trong điều kiện

của VN là không đơn giản. Vì vậy, việc xác định chính xác mức độ giảm giá đồng Việt

Nam cần phải thực hiện là bao nhiêu để có thể kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu mà không gây ra những biến động lớn về vĩ mô là điều không dễ. Bên cạnh đó thị trường

tiền tệ, thị trường ngoại hối của VN còn nhiều nhược điểm, các công cụ chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện, nền kinh tế VN chịu tác động nhiều từ nền kinh tế thế giới. Do đó cách

thức điều chỉnh tỷ giá của VN cần được thực hiện một cách cẩn trọng thông qua các bước điều chỉnh nhỏ trước khi có những điều chỉnh tiếp theo.42

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)