Các biện pháp kiểm soát vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 46 - 49)

Chế độ kiểm soát vốn của Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong những năm gần đây. Trong suốt thời kì mở cửa cho đến nay, Việt Nam chủ yếu thực hiện phương pháp

khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật

về đầu tư và tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá

tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với

hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý

Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và

giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp

thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa

có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.

=> Điều này tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế có xu hướng ngày càng tăng do không chỉ

Chính phủ phát hành mà còn cả doanh nghiệp Việt Nam được phép phát hành. Điều này

đã được qui định cụ thể tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009 của chính

phủ, góp phần cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm được nguồn vốn trên thị trường

quốc tế.

Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, Pháp lệnh

Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội (“Pháp lệnh 28”) được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá

nhân tham gia hoạt động ngoại hối, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài tại Việt nam. “Đối với đầu tư trực tiếp:

1. Việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi

nhuận, trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nước ngoài phải được thực hiện thông

qua tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép.

2. Các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để

chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.

=> Đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp thì chính phủ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu

hút dòng vốn này.

Đối với đầu tư gián tiếp:

2. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.”1

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành quy định tỉ lệ tham gia của nhà

đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên thị trường chứng khoán Việt Nam thống nhất là 49% kể từ ngày 1.6.2009. Điều đó góp phần thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua có nhiều biện pháp giúp phát triển thị trường chứng khoán trong nước. Bắt đầu bằng việc ban hành Luật chứng khoán, và hiện giờ là UBCK lấy ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Việc sửa đổi Luật nhằm khắc phục các hạn chế, đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như xu thế hội nhập

với TTCK các nước và khu vực.

 Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp thì chính phủ cũng đã tạo điền kiện để thu hút

dòng vốn này, mặc dù đã có nhiều biện pháp qui định về tỉ lệ sỡ hữu của nhà đầu tư nước

ngoài, về chuyển đổi ngoại tệ.

Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam:

Kể từ ngày 1/1/2004, ngày Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2003 có hiệu

lực, quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã bị bãi bỏ. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt nam, khi chuyển lợi

nhuận về nước không phải nộp thuế. Việt Nam ngày càng tạo những điều kiện thuận lợi

cho dòng vốn quốc tế đổ vào. Về vốn ODA:

Các phương thức, quy trình và thủ tục cung cấp ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ. Để giảm các chi phí giao dịch gắn với quản lý ODA và nâng cao hiệu quả ODA, Việt

Nam và các nhà tài trợ đang thực hiện các sáng kiến hài hoà quy trình thủ tục và gắn các

chiến lược của nhà tài trợ với các ưu tiên phát triển quốc gia của Việt Nam.

Những đổi mới về kiểm soát vốn của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo điều

kiện nhiều hơn cho dòng vốn quốc tế vào Việt Nam góp phần gia tăng tài khoản vốn để

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)