Kỹ thuật chứng khoán hoá

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.pdf (Trang 44 - 45)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT

3.2.1.1Kỹ thuật chứng khoán hoá

Chứng khoán hoá liên quan đến việc tập hợp tất cả những tài sản tương đồng lại thành một nhóm riêng hay thường được gọi là SPV và tạo ra dòng tiền từ tập hợp tài sản đó thành những chứng khoán mới được phát hành bởi SPV. SPV là một công cụđảm bảo rằng những tài sản cơ sởđược tách biệt với rủi ro mất khả

năng chi trả bởi người tạo ra tài sản.

Đối với trường hợp chứng khoán cầm cố bằng tài sản, cấu trúc này đảm bảo rằng thậm chí người cho vay tài sản thế chấp cơ sở gặp rủi ro không có khả năng thanh toán khoản nợ, những người đi vay sẽ không có quyền khiếu nại đối với những tài sản ở SPV. Những chứng khoán được phát hành bởi SPV khác với ậtp hợp những tài sản cơ sở, phần lớn là về phạm vi tính thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đối với một chứng khoán hoá bất kỳ, chúng sẽ thanh khoản hơn hay có ít rủi ro tín dụng hơn những tài sản gốc, trong vài trường hợp có thể là cả hai.

Một loại chứng khoán hoá chủ yếu thiên về chuyển dịch từ việc không thanh khoản thành “chứng khoán cầm cố tài sản” (ABS) có tính thanh khoản dễ dàng giao dịch. Những tài sản có xu hướng được chứng khoán hoá theo cách này phần lớn là vay mượn bởi những hộ gia đình như là cầm cố nhà cửa, tín dụng hay các khoản vay. Những món nợ này có xu hướng khá nhỏ và hỗn tạp cao. Tuy nhiên, những khoản lỗ tín dụng này có thể dựđoán nhiều hơn. Một nhà đầu tư không cần hiểu rủi ro của những khoản nợ riêng lẻ, chỉ có những tham số mà các khảon vay này được chọn và mức trung bình của chúng dưa theo diễn biến trong quá khứ.

Nền kinh tế của những thông tin yêu cầu được kết hợp với những đơn vị đo lường lớn hơn giúp cho ABS thanh khoản hơn. Trong trường hợp đối với “chứng

khoán được cầm cố bằng tài sản ở trong nước” – RMBS , bên thứ 3 có thể gia tăng chất lượng tín dụng , nhưng ở hầu hết trường hợp, những khoản nợ hộ gia đình ABSs chủ yếu làm tăng tính thanh khoản chứ không chuyển dịch rủi ro tín dụng. Loại chứng khoán hoá thứ hai chủ yếu hướng về chuyển dịch những tài sản có chất lượng tín dụng trung bình hoặc thấp thành những tài sản tài chính có chất lượng tín dụng cao.

Việc chuyển dịch rủi ro này được tạo ra bởi cấu trúc dưới mà những chứng

khoán này được tạo để hấp thụ những khoản lỗ khi có rủi ro không thanh toán.

Hơn nữa, những cấu trúc này có thể được thiết kế hợp với nhu cầu nhà đầu tư có những mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Những chứng khoán này nhìn chung

được gọi là CDO. Một loại tài sản được chứng khoán hoá theo cách này là trái phiếu DN được giao dịch ở thị trường thứ cấp. Do đó, khi chứng khoán hoá thì CBO này cũng ít thanh khoản hơn những tài sản trong tập hợp. Loại ký quỹ khác

nợ ngân hàng cho công ty, không có tính thanh khoản cao. Khi được chứng khoán

hoá thì CLO hầu như ít tính thanh khoản hơn những tài sản cơ sở. Tuy nhiên, cả CLOs và CBOs đều là những chứng khoán có chất lượng tín dụng cao hơn những

loại khác trong tập hợp. Điều này nghĩa là CDO có xu hướng chuyển dịch rủi ro

tín dụng chứ không làm tăng tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.pdf (Trang 44 - 45)