THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống báo cáo tài chính hiện hành
thống báo cáo tài chính hiện hành
+ Thuận lợi :
So với những hệ thống báo cáo trước đây hệ thống báo cáo tài chính hiện hành được thiết kế với nhận thức mới về đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường. Do đó, các chỉ tiêu xây dựng một mặt đáp ứng nhu cầu kiểm tra kiểm soát của Nhà nước, mặt khác đáp ứng nhu cầu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, giúp cho các đối tượng có lợi ích khác nhau có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo các thông tin kế toán.
Hệ thống mới thể hiện sự nhận thức các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tôn trọng và vận dụng một cách có chọn lọc các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời có xem xét cho phù hợp với đặc điểm của cơ chế hiện hành ở Việt Nam.
Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành được xây dựng trên cơ sở dự đoán những nghiệp vụ mới phát sinh và sẽ phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế và
quá trình đổi mới của cơ chế kinh tế. Do đó dể tương thích với các hoạt động đa dạng trong nền kinh tế thị trường.
+ Khó khăn :
Qua nghiên cứu tình hình thực tế báo cáo tài chính đang áp dụng tại các doanh nghiệp hiên nay nhận thấy rằng hệ thống báo cáo tài chính hiện hành tuy đã được cải cách, nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn cho đến nay vẫn còn bộc lộ những tồn tại và nhược điểm, điều này làm doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc soạn thảo trình bày và công bố báo cáo tài chính. Cụ thể như sau :
- Việc thiết kế và qui định hạch toán một số chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh chưa phù hợp với nhu cầu đánh giá một cách đầy đủ trung thực tình trạng tài chính của doanh nghiệp và nhu cầu phân tích kết qủa hoạt động kinh doanh.
- Một số mẫu biểu báo cáo còn rườm rà mang tính hình thức, qui định không nhất quán với nội dung báo cáo. Một số còn qui định qúa chi tiết, làm giảm tính linh hoạt trong việc trình bày, soạn thảo và công bố báo cáo tài chính của doanh nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin đa dạng của các loại hình doanh nghiệp.
- Nguyên tắc trình bày các tài sản có theo giá gốc trong báo cáo tài chính gây khó khăn cho nhà quản lý doanh nghiệp và người sử dụng báo cáo tài chính khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
So với hệ thống báo cáo tài chính các nước, hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam vẫn còn mang nặng tính hình thức với những mẫu biểu qui định rườm rà và còn qui định quá chi tiết cụ thể, do vậy một mô hình báo cáo duy nhất cho các loại hình doanh nghiệp tỏ ra chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin và thực hành
kế toán trong nền kinh tế thị trường. Đối với các nước có hệ thống kế toán tiên tiến, điển hình là kế toán Mỹ chỉ ban hành các chuẩn mực và qui định chung cho việc lập, trình bày và công bố báo cáo tài chính, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, nhu cầu quản lý mà doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống tài khoản kế toán và các báo cáo cho phù hợp, vì vậy hệ thống báo cáo tài chính của họ mang tính linh hoạt cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin đa dạng hữu ích cho người sử dụng, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân theo các nguyên tắc chuẩn mực đã qui định. Tuy ta đã ban hành và công bố 16 chuẩn mực kế toán, trong đó có chuẩn mực qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính nhưng các doanh nghiệp vẫn phải lập báo cáo tài chính theo những mẫu biểu đã qui định duy nhất áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY