MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.3 Công khai Báo cáo tài chính, trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp
Trong điều kiện thực tế Việt Nam, cơ chế quản lý tài chính và kiểm soát giá cả của chúng ta chưa chặt chẽ và còn nhiều hạn chế, phương án thích hợp nhất là nên áp dụng phương pháp giá gốc chỉ số hoá và tính toán theo những chỉ số riêng biệt phù hợp với từng mặt hàng hoặc nhóm hàng, phương pháp này tỏ ra phù hợp với điều kiện kế toán ở Việt Nam đồng thời tỏ ra khách quan và thoả đáng nhất.
3.3 Công khai Báo cáo tài chính, trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp nghiệp
Công khai báo cáo tài chính là công bố, lưu hành rộng rãi các thông tin về tài chính, tình trạng tài chính của doanh nghiệp dưới hình thức ấn phẩm, trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc ở những nơi sinh hoạt công cộng cho tất cả các đối tượng cần, có nhu cầu và được sử dụng thông tin. Công khai tài chính là trách nhiệm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh trên nguyên tắc bình đẵng. Công khai báo cáo tài chính, trước hết, thể hiện bản lĩnh của doanh nghiệp, tin tưởng vào mình và biết tôn trọng các bạn hàng, các đối tác trong quan hệ kinh tế. Thông qua việc công khai báo cáo tài chính, doanh nghiệp tự thể hiện thực trạng và khả năng kinh doanh của mình. Thứ hai, công khai báo cáo tài chính tạo điều kiện để các đối tác, các bạn hàng, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai của doanh nghiệp hiểu được thực trạng tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp, để tự lựa chọn và yên tâm với các quyết định trong quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Nói tóm lại, mục đích chính của công khai báo cáo tài chính là tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tìm
được chổ đứng trên thương trường và vươn lên bằng chính sức mạnh, chính khả năng thực sự của mình, chứ không phải bằng sự lừa đảo, dối trá, gian lận do sự lập lờ, thiếu rõ ràng và thiếu đầy đủ về thông tin. Rõ ràng, công khai báo cáo tài chính là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mỗi doanh nghiệp, để có các quyết định kinh tế đúng đắn đòi hỏi phải có thông tin tin cậy. Suy cho cùng, thì năng lực của doanh nghiệp là khả năng kinh doanh có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh. Công khai báo cáo tài chính thể hiện bản lĩnh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, thể hiện sự tự tin, sòng phẳng, tạo tin tưởng và hợp tác trong các mối quan hệ kinh doanh.
Theo quyết định số 225/1998/QĐ – TTg ngày 20/11/1998, việc công khai tài chính có thể thực hiện dưới các hình thức : Trực tiếp báo cáo trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức. Phát hành ấn phẩm. Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức. Thông báo bằng văn bản….
Thực tế, hiện nay ở các doanh nghiệp, cách thức công khai vẫn chưa thực sự đem lại hiệu qủa mong muốn. Một mặt, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu qủa chưa thực sự quán triệt được tác dụng và yêu cầu của công khai báo cáo tài chính . Thực hiện công khai báo cáo tài chính chỉ là sự chấp hành qui định, chứ chưa coi là vì lợi ích của doanh nghiệp. Mặt khác, những đối tượng cần sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin vào sự chính xác của những thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Một bộ phận không ít lại cho rằng không cần thiết. Có không ít đối tượng cần thông tin nhưng lại không đủ khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết để đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, cũng không muốn quan tâm đến việc doanh nghiệp có công khai báo cáo tài chính hay không.
Để công khai báo cáo tài chính trở nên thực sự hữu ích, có hiệu qủa và trở thành công việc thường xuyên của mỗi doanh nghiệp, cần :
+ Giúp các doanh nghiệp hiểu được lợi ích và trách nhiệm thực sự trong công khai báo cáo tài chính.
+ Ngoài sự trung thực của các doanh nghiệp, cần có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng ( tài chính, thuế, kiểm toán… ) để đảm bảo và nâng cao độ tin cậy, chính xác của thông tin trên báo cáo tài chính, tạo lòng tin và vì lợi ích của người sử dụng thông tin.
+ Giúp các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp hiểu được lợi ích và quyền lợi của họ khi được doanh nghiệp cung cấp thông tin qua các báo cáo tài chính và tạo sự tin tưởng vào thông tin đó.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ dân trí nhằm giúp các đối tượng cần thông tin có đầy đủ khả năng đọc, hiểu và phân tích được các thông tin trên báo cáo tài chính một cách khái quát nhất. Cần có sự hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính thật phổ thông và chi tiết.
+ Tìm cách biểu hiện thông tin trên báo cáo tài chính sao cho ngày càng thực sự dể đọc, dể hiểu, đơn giản và có hiệu qủa hơn.
Việc công khai báo cáo tài chính có thể thực hiện qua các phương thức : + In thành ấn phẩm và lưu hành đến các bộ phận của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng theo qui định, các đối tượng cần sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư, người cung cấp và những khách hàng quan trọng có quan hệ thường xuyên và mật thiết.
+ Công khai báo cáo tài chính trong các cuộc họp thường niên của doanh nghiệp, các buổi hội nghị khách hàng…
+ Dán niêm yết công khai tại văn phòng, trụ sở doanh nghiệp để mọi đối tượng đều dể dàng xem xét.
+ Đăng tải một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu hoặc toàn bộ ( nếu có điều kiện ) của các báo cáo tài chính lên các tạp chí, báo chuyên ngành.
Ngoài ra có thể tổ chức riêng một buổi công khai hoặc phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, tạo điều kiện cho tất cả các đối tương cần sử dụng thông tin hiểu thêm về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền không công khai các thông tin mang tính quản trị kinh doanh.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán đảm nhận việc tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, nó có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp, các tổ chức, các đoàn thể xã hội. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tài chính, kế toán đang ngày càng đổi mới và hoàn thiện, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động thương mại và đầu tư đòi hỏi phải có báo cáo tài chính thoa( mãn yêu cầu và mong đợi của người sử dụng, nó phải hợp lý, chứa đựng những thông tin đáng tin cậy, trung thực và công bằng. Bộ tài chính đã có những nổ lực nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của nước ta và đảm bảo tính khoa học của kế toán. Mặt khác cần phải đưa hệ thống kế toán của ta hoà nhập với hệ thống kế toán của khu vực và thế giới, nghiên cứu, chọn lọc kỹ lưỡng, có cân nhắc các chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán nước ta, cần học tập kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các nước, vận dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam. Điều đó cho phép chúng ta hạn chế bớt vấp váp trong đổi mới và sớm hoàn chỉnh hệ thống kế toán cũng như báo cáo kế toán của chúng ta. Và cũng chính phương pháp ghi chép kế toán và phản ánh vào báo cáo tài chính sẽ khẳng định được vị trí của mỗi doanh nghiệp, để cho doanh
nghiệp nào còn tồn tại thì thực sự phải là tế bào sống của nền kinh tế quốc dân, nếu không tự nó sẽ đào thải. Chúng ta cũng hy vọng rằng với công cuộc cải cách kế toán và một số chế độ tài chính cùng với những tiến bộ trong đổi mới quản lý kinh tế nói chung, hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện hợp lý hơn, góp phần tạo ra bước ngoặc mới cho tiến trình đổi mới của đất nước, xây dựng một nền kinh tế ngày càng giàu mạnh.