Các phương pháp hiệu chỉnh giá

Một phần của tài liệu Giải pháp và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở việt nam hiện nay.pdf (Trang 62 - 64)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1Các phương pháp hiệu chỉnh giá

Nền tảng cơ bản giúp cho người làm kế toán và những đối tượng sử dụng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính cùng hiểu thông tin kế toán theo một cách như nhau đó là dựa trên những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận trong diễn giải thông tin trên báo cáo tài chính. Trong các nguyên tắc kế toán quốc tế thừa nhận, nguyên tắc giá phí ( giá gốc ) dựa trên giã thuyết sức mua của đồng tiền không thay đổi hoặc đơn vị tiền tệ cố định, các tài sản luôn được thể hiện trong báo cáo tài chính theo giá trị gốc của nó. Tuy nhiên, trong thực tế nếu có sự thay đổi về giá cả, mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi ( do lạm phát hoặc giảm phát ) thì sẽ ảnh hưỡng đến sức mua của đồng tiền, dẫn đến làm thay đổi giá cá biệt của các loại tài sản.

Sự thay đổi giá cả trong một thời gian dài dẫn đến các khoản mục Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là số tiền doanh nghiệp sẽ thu được trong một tương lai gần, số tiền này gắn với giá hiện tại, các khoản mục Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là số tiền doanh nghiệp đã chi ra ở những năm trước, nếu hai khoản mục này

thể hiện tài sản của doanh nghiệp là không có ý nghĩa và không đánh giá được chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Do đó, trong điều kiện có sự thay đổi giá cả, ta phải quy đổi số tiền được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau thành số tiền ở cùng một thời điểm và nó sẽ có cùng giá trị. Để sửa chữa các khiếm khuyết của việc ghi nhận theo giá phí lịch sử trong điều kiện có biến động giá cả, các hiệp hội kế toán quốc tế đề nghị hai giải pháp :

- Kế toán theo giá gốc chỉ số hoá.

- Kế toán theo giá thực tế hiện hành. + Kế toán theo giá gốc chỉ số hoá

Theo giải pháp này, các dữ kiện trình bày trong báo cáo kế toán sẽ được hiệu chỉnh phù hợp với sự thay đổi mức giá chung bằng một chỉ số đã được xác định. Trị giá gốc của tài sản được tính chuyển đổi theo giá trị tiền tệ hiện hành tương đương với sức mua nguyên thuỷ như sau :

Trị giá gốc Chỉ số giá hiện hành Tổng giá tài sản

của tài sản Chỉ số giá gốc tương đương với X = sức mua nguyên thủy + Kế toán theo giá thực tế hiện hành

Giá thực tế hiện hành được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cần thiết phải bỏ ra để thay thế một tài sản bằng một tài sản có cùng tiềm lực khai thác và đời sống hữu ích. Các tài sản của doanh nghiệp sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với giá hiện hành đã được xác định.

Một phần của tài liệu Giải pháp và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở việt nam hiện nay.pdf (Trang 62 - 64)