Hoàn thiện một số chỉ tiêu, nội dung trong báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở việt nam hiện nay.pdf (Trang 49 - 56)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.2Hoàn thiện một số chỉ tiêu, nội dung trong báo cáo tài chính

3.1.2.1 Bảng cân đối kế toán

+ Chỉ tiêu Phải thu khách hàng

Đây là khoản nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm theo phương thức bán trả chậm hoặc bán trả góp. Trên Bảng cân đối kế toán, khoản phải thu khách hàng được trình bày trong mục tài sản lưu động và được xem như một tài sản dùng để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Theo qui định hiện hành, một tài sản được coi là tài sản lưu động khi chúng được sử

dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được dự tính thực hiện hoặc sử dụng trong vòng một năm kể từ ngày lập báo cáo hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phải thu khách hàng đều có thể thực hiện được ( hoán chuyển thành tiền ) trong vòng một năm, chúng có thể trên một năm, tuỳ vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, cần loại trừ các khoản nợ phải thu có thời hạn tín dụng trên một năm ra khỏi phần được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, nên giải trình vấn đề này trong thuyết minh báo cáo tài chính để người sử dụng thông tin tài chính biết và có đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu Hàng tồn kho

Hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện nay qui định chi phí mua hàng hạch toán vào TK 156(2), theo qui định này có vấn đề chưa hợp lý như sau :

- Chi phí thu mua hàng phản ánh vào TK 156(2) chỉ bao gồm chi phí thu mua hàng hoá liên quan đến hàng hoá mua vào, đã nhập kho trong kỳ. Như vậy, chi phí thu mua hàng hoá liên quan đến hàng mua đang đi trên đường không phản ánh ở tài khoản này và cũng chưa có tài khoản nào để phản ánh.

- Trị giá hàng hoá phải ghi trên các TK 151, 156, 157 là theo giá thực tế. Giá thực tế của hàng hoá mua vào bao gồm giá mua theo hoá đơn và chi phí thu mua hàng hoá, chi phí gia công sơ chế, thuế nhập khẩu ( nếu có ). Như vậy trị giá hàng hoá phản ánh trên các TK 151, 157 chưa đúng giá

thực tế và trị giá hàng hoá phản ánh ở các tài khoản không có sự thống nhất.

- Chỉ tiêu Hàng hoá tồn kho ( mã số 146 ) trên Bảng cân đối kế toán phản ánh trị giá hàng hoá còn lại trong kho hàng, quầy hàng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK 156 “ Hàng hoá “ trên sổ cái. Như vậy là không đúng, vì số dư Nợ của TK 156 gồm hai nội dung : Trị giá mua của hàng hoá còn lại trong kho hàng, quầy hàng và chi phí thu mua hàng hoá phân bổ cho hàng hoá còn lại trong kho hàng, quầy hàng, hàng gởi đi bán chưa được xác định là tiêu thụ.

- Việc qui định hạch toán và tính phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho hàng đã tiêu thụ và hàng hoá còn lại cuối kỳ mới chỉ có cho các doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, chi phí mua hàng hoá được phản ánh vào TK 611(2) – Mua hàng hoá là không thống nhất về qui định kế toán chi phí thu mua hàng hoá và phản ánh giá trị thực tế của hàng hoá mua vào trên các tài khoản kế toán tổng hợp có liên quan.

Từ những vấn đề nêu trên, chế độ kế toán nên sửa đổi hoàn thiện kế toán chi phí mua hàng, không sử dụng TK 156(2) – Chi phí thu mua hàng hoá để hạch toán riêng chi phí mua hàng và cũng sẽ không còn tính chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ và hàng hoá còn lại như hiện nay. Khi mua hàng, trị giá hàng mua phản ánh ở các TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường ( trường hợp hàng mua chưa về nhập kho ), TK 156 – Hàng hoá ( trường hợp hàng mua về đã nhập kho ), TK 157 – Hàng gởi đi bán ( trường hợp hàng mua chuyển bán thẳng )

hoặc TK 611(2) – Mua hàng hoá ( đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ) theo giá thực tế. Trị giá thực tế của hàng mua bao gồm cả giá mua hàng hoá và chi phí mua hàng.

+ Chỉ tiêu Tạm ứng

Trong mục Tài sản lưu động khác chỉ tiêu tạm ứng nên nhập vào mục các khoản phải thu cho phù hợp với phần thuyết minh các khoản phải thu, phải trả trong Thuyết minh báo cáo tài chính và cũng tăng thêm trách nhiệm đối với người nhận tiền tạm ứng.

+ Chỉ tiêu Các khoản thế chấp, ký cược ngắn hạn

Theo qui định hiện nay, các tài khoản 144 “ Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn “và tài khoản 244 “ Các khoản ký qũy, ký cược dài hạn “ trên bảng cân đối kế toán không phản ánh những trường hợp thế chấp bằng giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà và quyền sử dụng đất…. Các tài sản này khi đem đi thế chấp, kế toán chỉ theo dõi trên sổ hạch toán chi tiết, nghĩa là không ghi giảm tài sản đã đem đi thế chấp trong thời gian thế chấp, do đó làm ảnh hưỡng đến việc cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài sản của doanh nghiệp và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, chế độ kế toán nên có qui định thêm cách hạch toán ghi giảm tài sản trong trường hợp này hoặc qui định doanh nghiệp phải trình bày cụ thể những tài sản đem đi thế chấp bằng giấy tờ trên thuyết minh báo cáo tài chính để người đọc khi đánh giá phân tích tình hình tài chính biết để loại trừ.

+ Chỉ tiêu Chi sự nghiệp

Chỉ tiêu Chi sự nghiệp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được trình bày ở mục VI – Chi sự nghiệp và bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán là không phù hợp và

làm sai lệch tổng số tài sản của doanh nghiệp. Xét về chỉ tiêu này nó không phải là tài sản của doanh nghiệp, nó là một khoản chi cho một nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện, không mang tính chất kinh doanh và hoàn toàn không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Đây là khoản chi nằm bên ngoài quá trình tuần hoàn vốn của doanh nghiệp, cũng không tồn tại ở thời điểm lập báo cáo nhưng lại được thể hiện bên phần Tài sản và làm xuyên tạc số tổng cộng cuối cùng của Bảng cân đối kế toán. Vì vậy, chỉ tiêu này nên trình bày bên phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán trong mục Nguồn kinh phí sự nghiệp, và có thể mở thêm tài khoản chi tiết cho TK 461 để theo dõi số kinh phí đã chi nhưng chưa được duyệt và số liệu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn, có thể coi chỉ tiêu chi sự nghiệp ( chưa được quyết toán ) như một chỉ tiêu điều chỉnh giảm cho chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp, có như vậy mới phản ánh đúng thực trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

+ Chỉ tiêu Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình và vô hình là loại tài sản liên quan tới những khoản đầu tư mang tính chất dài hạn, nếu xem xét đến nguyên tắc “ Thận trọng “, lợi ích kinh tế mà tài sản cố định mang lại trong tương lai cũng như thực tế quản lý tài chính, chế độ kế toán nên cho phép các doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá tài sản cố định và việc tổ chức kế toán sẽ tương tự các khoản dự phòng khác. Việc tính toán và phản ánh dự phòng giảm giá tài sản cố định có thể được tổ chức như sau:

- Tính toán khoản giảm giá tài sản cố định có thể xảy ra : Có thể vận dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 “ Tổn thất tài sản “ phù hợp với

điều kiện Việt Nam. Giảm giá tài sản cố định là khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản cố định cao hơn giá trị có thể thu hồi của tài sản cố định. Khác với hàng tồn kho, tài sản cố định được đầu tư mua sắm với mục đích chủ yếu là sử dụng lâu dài, cho nên giá trị có thể thu hồi được xác định là giá trị cao hơn giữa giá thuần có thể bán tài sản cố định và giá trị sử dụng của tài sản cố định đó tại thời điểm tính toán. Giá trị sử dụng của tài sản cố định là giá trị hiện tại của các dòng tiền thuần ước tính thu được trong tương lai phát sinh từ việc sử dụng tài sản và việc thanh lý tài sản khi hết thời gian sử dụng. Việc tính toán đó hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi vì trước khi xem xét mua sắm một tài sản cố định mới, doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn phương án mua sắm tài sản cố định ( phương án đầu tư dài hạn ) tối ưu nhất. Trong phương án đó đã giải trình ước tính dòng tiền thu của từng năm trong tương lai và như vậy ở cuối mỗi niên độ, kế toán có thể tính toán dòng tiền thu từ đó đến năm đầu tư cuối cùng của tài sản đó về giá trị hiện tại của niên độ đó.

- Về mặt kế toán cần phải tổ chức thêm TK 219 – Dự phòng giảm giá tài sản cố định. Trình tự ghi chép, trích lập và hoàn nhập tương tự các khoản dự phòng khác.

Như vậy, việc trích lập dự phòng giảm giá tài sản cố định được phục vụ cho mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính , rõ ràng thông tin này rất hữu ích đối với người sử dụng. Vì vậy, về cả lý luận và thực tiễn đều đòi hỏi sớm có chính sách tài chính cho phép các doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá tài sản cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước khi mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ( số dư có TK 131 ) hoặc trả trước tiền thuê tài sản ( số dư TK 3387 ) và được xem như một khoản nợ ngắn hạn ( trình bày trong Bảng cân đối kế toán ). Tuy nhiên, trên thực tế khoản doanh thu nhận trước về hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng… có thể phát sinh trong nhiều năm, do đó việc xem nó như một khoản nợ ngắn hạn là không hợp lý, ảnh hưỡng đến chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Vì vậy, cần loại trừ khoản doanh thu nhận trước có thời hạn phát sinh trên một năm và phải khai báo cụ thể các khoản doanh thu nhận trước trong thuyết minh báo cáo tài chính nhằm giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá chính xác khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu Nguồn vốn kinh doanh

Có nhiều quan niệm khác nhau về vốn kinh doanh, nhưng theo cách hiểu thông thường thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp dùng vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm : Vốn chủ sở hữu ( vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự tích lũy của doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn cổ phần…. ), vốn vay ( vay của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, vay đối tượng khác ). Còn chỉ tiêu Nguồn vốn kinh doanh trong mục B – Nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh một bộ phận vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp dùng vào kinh doanh , như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn vốn kinh doanh ghi trong Bảng cân đối kế toán giống nhau về tên gọi nhưng khác nhau về nội dung phản ảnh, điều này chưa phù hợp, tạo nên sự khó hiểu cho người đọc báo cáo cáo tài chính. Để phù hợp với các loại hình doanh nghiệp và chủ trương đa dạng hoá sở hữu vốn trong doanh nghiệp, trong mục B – Nguồn vốn chủ sỡ hữu nên bỏ tên gọi chỉ tiêu Nguồn vốn

kinh doanh mà thay vào đó là các chỉ tiêu cụ thể như : Vốn nhà nước, vốn liên doanh liên kết, vốn cổ phần, vốn khác.

+ Chỉ tiêu Quỹ khen thưởng và phục lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây thực chất là quỹ của người lao động trong doanh nghiệp, không thể coi là nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy nên nhập vào chỉ tiêu Phải trả công nhân viên trong mục Nợ ngắn hạn nhằm xác định rõ hơn quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính ở việt nam hiện nay.pdf (Trang 49 - 56)