Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA

Một phần của tài liệu Chất Lượng dịch vụ -sự thỏa mãn & lòng trung thành trường hợp các Khu du lịch tại TP.Đà Lạt.pdf (Trang 46 - 47)

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo được tiếp tục kiểm định lại qua phân tích CFA nhằm mục đích tìm kiếm các kiểm định thống kê xem mô hình đo lường có phù hợp với dữ liệu hay không, nếu mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu, CFA cũng cho chúng ta khẳng định độ giá trị lý thuyết của mô hình đo lường (Schumacker & Lomax, 2006, 168).

Phương pháp ước lượng ML (maximum likehood) được sử dụng để ước lượng tham số trong mô hình. Quá trình phân tích nhân tố khẳng định CFA cho phép ta xác định tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt, và giá trị liên hệ lý thuyết. Trong CFA, người ta cũng quan tâm đến một chỉ tiêu thứ năm nữa của từng thang đo mỗi nhân tố tương ứng, đó là phương sai trích. Các chỉ tiêu này cùng góp phần đánh giá độ giá trị của các thang đo (Thọ & Trang, 2005, 25).

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, người ta thường sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI_Comparative fit Index). Chỉ số Tucker & Lewis (TLI _ tuckey & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value >0.05. Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI >= 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df <=2, một số trường hợp CMIN/df có thể <=3

(Carmines&Mciver, 1981); RMSEA <0.08, RMSEA < 0.05 được xem là rất tốt (Steiger, 1990); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, hay tương thích với dữ liệu thị trường. Thọ & Trang (2008) cho rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI >=0.09, CMIN/df <=2, RMSEA <=0.08 thì mô hình tương thích với dữ liệu thị trường. và quy tắc này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp ở mô hình cấu trúc trong bài nghiên cứu này.

Cũng trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá được sử dụng tiếp để phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình sau khi xử lý bằng phần mềm Amos 16, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Chất Lượng dịch vụ -sự thỏa mãn & lòng trung thành trường hợp các Khu du lịch tại TP.Đà Lạt.pdf (Trang 46 - 47)