Về mô hình bệnh tật tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Hà Tây năm 2006 (Trang 42 - 45)

3 Xin xem thêm phần phụ lục

4.1.Về mô hình bệnh tật tại cộng đồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian bốn tuần tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh của ngời dân là 54,7%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Vũ Khánh ở Bắc Ninh năm 2005 (35,8%) và tơng đồng với một số nghiên cứu trớc đây. Sự khác nhau này có lẽ do thời điểm nghiên cứu khác nhau. Đối tợng mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có phần tơng tự với kết quả nghiên cứu của Ngô Huy Minh ở Hoà Bình đó là tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Ngô Huy Minh chỉ trên phạm vi một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại một huyện miền núi của tỉnh Hà Tây thì không

nh nhau. Trong nghiên cứu này, ở miền núi nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Theo Ngô Huy Minh “phải chăng do ngời phụ nữ ngoài việc sinh đẻ họ còn phải lao động vất vả và cha đợc quan tâm đến sức khỏe” do đó nữ mắc bệnh cao hơn nam.[39] Vậy thì ngời phụ nữ ở vùng miền núi nơi đây có cách gì giúp cho họ ít mắc bệnh hơn nam giới. Có thể lý giải điều này bằng những lý do: Thứ nhất ngời phụ nữ vùng miền núi hầu hết đều biết cách sử dụng cây thuốc nam tại chỗ để phòng và chữa bệnh cho mình và cho mọi ngời trong gia đình (Giới nữ có kiến thức về YHCT hơn nam giới gấp 1.55 lần với P < 0,01). Thứ hai: ng- ời phụ nữ sau sinh đẻ, sức khỏe có phần giảm sút, bệnh tật dễ phát sinh, chính vì ở vùng miền núi có thói quen sử dụng bài thuốc tắm sau đẻ có hiệu quả, phải chăng vì điều này mà họ ít mắc bệnh hơn phụ nữ vùng khác. Mặt khác, chúng tôi nghĩ rằng có thể do lối sống hay uống rợu, hút thuốc lá, cờng độ lao động cao của nam giới chính vì vậy mà nam giới vùng miền núi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên do hạn chế về mẫu để so sánh đồng thời do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cha có điều kiện nghiên cứu sâu hơn. Cần có nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này.

Một kết quả khác trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ em dới 10 tuổi vùng miền núi và nông thôn mắc bệnh cao hơn vùng đô thị với (P < 0,01). Điều này một phần là do đặc điểm c trú của ngời dân, mặt khác nó cũng phản ánh tình trạng CSSK trẻ em vùng miền núi cha thật sự tốt bằng vùng nông thôn và đặc biệt là vùng đô thị.

Kết quả nghiên cứu bớc đầu cho thấy các chứng bệnh mà ngời dân nơi đây trong bốn tuần chủ yếu là 10 bệnh thờng gặp ở cộng đồng đó là Cảm cúm (sốt virut) 23,9%; Viêm họng 14,8%; Đau lng 9,9%; Hội chứng dạ dày tá tràng 6,6%; Suy nhợc cơ thể 6,3%; Đau xơng khớp 4,5%; Rối loạn tiêu hoá 4,1%; Cao huyết áp 3,4%; Đau đầu 3,4%. Đây cũng là những bệnh theo chúng tôi có thể chữa bằng YHCT có kết quả tốt. Kết quả mô hình bệnh tật tại cộng đồng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có phần tơng tự về 10 chứng bệnh thờng

gặp nh nghiên cứu của Đỗ Thị Phơng (1996), Triệu Bích An (1997), Thái Văn Vinh (1999), Ngô Huy Minh (2001), Đặng Thị Phúc (2002), Phạm Vũ Khánh (2005) tại miền Bắc và các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Thái Bình, Hoà Bình, H- ng Yên, Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Hà Tây năm 2006 (Trang 42 - 45)