ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Giới và tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (Trang 54 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Giới và tuổ

4.1.1. Giới và tuổi

4.1.1.1. Về giới

Chúng tôi thấy tỉ lệ DVĐA gặp ở nữ là 79 trường hợp chiếm 53,7%, nam chiếm 46,3% (bảng 3.1), tỉ lệ mắc giữa nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế tại khoa TMH Học viện Y Huế đã công bố vào năm 1984 thì tỉ lệ mắc DVĐA chung giữa nam: nữ là 1: 1 [27], Nguyễn Tư Thế năm 2004 nam 47,7%, nữ 52,3% [28]. Điều này cũng phù hợp nghiên cứu của Phan Thị Hoài Thanh (3249 trường hợp) nam chiếm 45%, nữ 55% [25], Theo Chử Ngọc Bình có 46,8% là nam, nữ 53,2% [3], Đặng Mỹ Hạnh tỉ lệ giữa nam/nữ là 44%/56% [14], Leong nghiên cứu 154 BN tỉ lệ nam/nữ 48,7%/51,3% [51], tỉ lệ này ở nghiên cứu của Anwer là 52%/48% [31]. Như vậy chúng tôi thấy rằng tỉ lệ hóc dị vật ở hai giới nam và nữ là tương đương nhau.

Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu đưa ra tỉ lệ nam hóc dị vật cao hơn nữ như: Park nghiên cứu 209 trường hợp DVĐA thì tỉ lệ nam/nữ là 61,2%/38,8% [62], Theo Shirakumar nam/nữ 65,4%/34,6% [67] (p < 0,05).

4.1.1.2. Tuổi

Trong 147 BN nghiên cứu này, chúng tôi gặp DVĐA ở mọi lứa tuổi, tuổi nhỏ nhất là 10 tháng và tuổi lớn nhất là 102 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân dị vật đường ăn là 37,74 ± 20,04 tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất mắc DVĐA ở nhóm tuổi người lớn là 92,5%, nhóm tuổi trẻ em có tỉ lệ thấp hơn với 7,5% (p < 0,01).

Tỉ lệ này của chúng tôi cũng phù hợp (p > 0,05) với kết quả của một số tác giả trong nước như: Phan Thị Hoài Thanh (98,8% - 1,2%) [25], Nguyễn Tư Thế (82,1% - 17,9%) [28], Đặng Mỹ Hạnh (87,0% - 23,0%) [11], Chử Ngọc Bình (70,2% - 29,8%) [3], hoặc nước ngoài như Leong (93,5% - 6,5%) [51].

Chúng tôi xếp trẻ trên 15 tuổi vào nhóm tuổi người lớn vì ở độ tuổi này trẻ em cũng đã tham gia sinh hoạt như người lớn, nguy cơ mắc DVĐA cũng như người lớn. Nhóm tuổi người lớn gặp nhiều nhất (92,5%) phù hợp với các tổng kết trong nước cho thấy DVĐA ở Việt nam người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Trong đó độ tuổi 16-55 là lứa tuổi lao động chính trong xã hội, ăn khỏe và nhiều nhất hơn nữa ở tuổi này phần lớn răng còn tốt nhưng có lẽ do chủ quan nên thường ăn nhanh nhai không kỹ, hay cười đùa nói chuyện trong bữa ăn nhất là trong buổi tiệc.

Trong khi đó kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài tần suất mắc DVĐA ở trẻ em lại thường cao hơn người lớn. Theo Shirakumar tỉ lệ hóc dị vật ở trẻ em là 87,5%, người lớn chỉ chiếm 12,5% [67], Khurana trẻ em chiếm 67%, người lớn 33% [48]. Sở dĩ có sự khác biệt này theo chúng tôi là do tập quán ăn, chế biến thức ăn ở Việt nam khác các nước khác: Ở nước ngoài thực phẩm chế biến tốt hơn, nhiều đồ hộp và hay ăn thức ăn để nguội từ thực phẩm đã chế biến sẵn nên không có dị vật. Đối với trẻ em hóc dị vật do ngậm đồ chơi, đưa vào miệng các vật ngậm. Đây là những yếu tố thuận lợi nhất để mắc DVĐA khi có kèm các điều kiện như cười đùa, khóc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (Trang 54 - 55)