0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Phân loại dị vật gắp đuợc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ (Trang 64 -66 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.7. Phân loại dị vật gắp đuợc

Bảng 3.14 cho thấy tổng số xương các loại động vật (cá, vịt, gà, lợn) là hay gặp nhất với 143 trường hợp chiếm tỉ lệ đến 97,2%, kết quả này giống với các báo của các tác giả trong từ trước tới nay [8], [20], [22], [28], [29]. Nhưng khi phân tích kỹ hơn thì thấy trong nghiên cứu của chúng tôi xương cá chiếm tỉ lệ lớn (85,0%), kết quả này cao hơn các báo cáo của các tác giả Trần Minh Trường (38,0%) [29], Phan Thị Hoài Thanh (46,2%) [25], Đặng Mỹ Hạnh (62,0%) [11] (với p < 0,05) ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó kết quả của các tác giả miền Bắc cho thấy tỉ lệ mắc xương cá thấp hơn nhiều như Vũ

Trung Kiên (27,3%) [14], Trịnh Thị Lạp (27,1%) [11], Lưu Vân Anh (15,6%) [2]. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng dị vật có nguồn gốc là xương các loại là hay gặp ở nước ta. Nhưng ở mỗi vùng miền trên đất nước thì chủng loại xương có khác nhau ở miền Trung và miền Nam xương cá là loại hay gặp nhất, còn ở miền Bắc thì xương gà là hay gặp nhất. Có lẽ do ở miền Trung và miền Nam gần biển, sông hồ nhiều nên có thói quen ăn cá nhiều hơn. Điều này phù hợp với nhận xét của tác giả Al-Quadah “tỉ lệ mắc xương cá cao ở những nước mà cá là thực phẩm chủ yếu” [30].

Sau xương cá thì xương vịt 5,4%. Trong khi đó xương gà 4,1%, lợn 2,7% chiếm tỉ lệ thấp hơn. Kết quả này khác với nhận xét của tác giả Trần Minh Trường cho rằng xương gà (24,0%) là dị vật phổ biến chỉ đứng sau xương cá. Với nghiên cứu của các tác giả miền Bắc như Lưu Vân Anh, Võ Thanh Quang thì tần suất xương gà đứng hàng thứ nhất. Giải thích về sự khác biệt này có lẽ do thói quen sử dụng thực phẩm ở từng địa phương có khác nhau.

Chúng tôi gặp một trường hợp cháu nhỏ 2 tuổi ngậm dị vật là đồng xu mãi chơi nuốt vào và đã được lấy ra an toàn bằng xông Foley.

Răng giả có 2 trường hợp chiếm 1,4%, viên thuốc còn vỏ chiếm 0,7% hóc ở thực quản cổ, đây cũng là những dị vật kích thước lớn, sắc nhọn nguy hiểm dễ gây thủng thực quản. Điều này đã được nhiều tác giả ghi nhận [47], [58].

4.2.2. Nguyên nhân hóc dị vật

Tìm hiểu các nguyên nhân gây hóc dị vật chúng tôi nhận thấy rằng đa số các trường hợp hóc dị vật là nói chuyện, cười đùa trong khi ăn (57,8%). Theo Nguyễn Tư Thế tỉ lệ này là 66,1% [28] (p < 0,05). Có lẽ trong khi ăn uống ở các buổi tiệc, cưới hỏi… thậm chí trong các bữa cơm gia đình thì thói quen nói chuyện, cười đùa trong khi ăn còn phổ biến nên dễ hóc dị vật.

Nguyên nhân ăn nhanh nuốt vội có 38 BN chiếm 25,8%, theo Trần Phương Nam 35,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nguyên nhân này thường gặp ở người lớn có thể bận nhiều công việc, hay ăn

nhậu, lại ỷ vào sức khỏe tốt, răng đầy đủ nên thường ăn nhanh, ăn vội vàng. Nhất là những người có sở thích húp cơm canh, cháo, bún nhai cả xương lẫn thịt thì rất dễ dẫn đến tai nạn hóc xương. Với những người cao tuổi do mất răng hay không có đeo răng giả nên khi ăn uống thì cảm giác vùng miệng giảm, khả năng nghiền thức ăn kém nên dễ hóc dị vật.

Nguyên nhân ngậm dị vật, vô tình hóc chiếm 11,6%, trong đó có một dị vật là đồng xu gặp ở trẻ em gái 2 tuổi, do ngậm dị vật mãi chơi nuốt vào. Điều này cảnh báo cho chúng ta về những dị vật là đồ chơi dễ hóc. Các trường hợp hóc còn lại bệnh chỉ cần lơ đễnh một tí là có thể bị tai nạn.

Nguyên nhân say rượu hóc dị vật (6 trường hợp) chiếm tỉ lệ 4,1% là do bất cẩn trong ăn uống. Có một BN chậm phát triển trí tuệ hóc chiếm 0,7%.

4.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng

4.2.3.1. Đặc điểm công thức bạch cầu

Chúng tôi đánh giá về số lượng bạch cầu qua công thức máu và nhận thấy có sự tăng cao dần số lượng bạch cầu từ giai đoạn chưa viêm đến giai đoạn biến chứng, đa số trường hợp có số lượng bạch cầu tăng trên 10000/mm3

ở giai đoạn viêm và biến chứng. Đồng thời có sự thay đổi công thức bạch cầu rõ: Với tăng cao bạch cầu đa nhân trung tính và giảm dần bạch cầu lymphô thể hiện một phản ứng viêm cấp và nặng khi bệnh đến muộn và có biến chứng. Điều này phù hợp với lý thuyết [12], [24].

Theo Trần phương Nam số lượng bạch cầu giai đoạn chưa viêm 10184 ± 2863, giai đoạn viêm 12133 ± 2003, giai đoạn biến chứng 17200 ± 9706. Tương tự kết quả của chúng tôi (p > 0,05). Điều này cho thấy xét nghiệm công thức bạch cầu cũng có giá trị về mặt chẩn đoán và tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh và nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ (Trang 64 -66 )

×