1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
1.1. Đặc điểm chung
Dị vật đường ăn xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, với độ tuổi trung bình 37,74 ± 20,04. Người lớn (92,5%) gặp nhiều hơn trẻ em (p < 0,01).
Nông thôn (59,2%) nhiều hơn thành thị (p < 0,05). Không có sự khác nhau về giới và nghề nghiệp.
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Tỉ lệ bệnh nhân vào viện sớm trong vòng 48 giờ là 83,7%.
Dị vật mắc ở họng (69,4%), nhiều hơn dị vật mắc ở thực quản (30,6%).
Ở họng dị vật hay gặp theo thứ tự: Amiđan 73,5%; đáy lưỡi - rãnh lưỡi thanh thiệt 15,7%; xoang lê 4,9%; miệng thực quản 3,9%; thành sau họng và sụn phễu cùng chiếm 1,0%.
Ở thực quản: dị vật mắc đoạn cổ 91,1%; thực quản ngực 8,9%; không có dị vật ở thực quản bụng.
Lâm sàng: triệu chứng nuốt đau chiếm 95,2%, ấn đau gặp 86,7%, không ăn uống được chiếm 77,6%.
97,2 % dị vật là xương các loại, trong đó xương cá chiếm tỉ lệ lớn 85,0%. Có 87,8% bệnh nhân vào khám và điều trị ở giai đoạn chưa viêm, 9,5% ở giai đoạn viêm và 2,7% ở giai đoạn biến chứng.
Có 68,9% xuất hiện hình ảnh dị vật cản quang trên phim thực quản cổ nghiêng.
2. Kết quả điều trị
Gắp dị vật trực tiếp 57,1%. Soi thực quản ống cứng 27,9%.
Gắp dị vật gián tiếp qua gương và nội soi 12,2%.
Mở thực quản và mở cạnh cổ kết hợp với soi thực quản 2,1%. Lấy dị vật bằng xông Foley 0,7%.
Thời gian điều trị giai đoạn chưa viêm 2,17 ± 2,13 ngày; giai đoạn viêm 9,00 ± 4,22 ngày; giai đoạn biến chứng 11,75 ± 4,50 ngày.
Thời gian điều trị trung bình 6,62 ± 3,93.
Tỉ lệ khỏi hoàn toàn là 100%, không có trường hợp nào tử vong hay phải chuyển viện.
KIẾN NGHỊ
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về những nguy hiểm của DVĐA và biến chứng của nó. Tránh các nguy cơ có thể dẫn đến DVĐA như những thói quen ăn uống không tốt như: nói chuyện cười đùa trong khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, ngậm đồ chơi trong miệng…tập quán chế biến thức ăn để cả xương lẫn thịt.
2. Không nên quan niệm sai lầm và lạc hậu chữa hóc xương bằng nuốt thêm cục cơm, rau., nhờ bàn tay người đẻ ngược cào, cúng bái…chỉ làm bệnh nặng thêm và khó khăn cho điều trị.
3. Khi hóc DVĐA phải đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa TMH để được xử trí kịp thời nhằm tránh các biến chứng để giảm chi phí và thời gian điều trị.
4. Nâng cao kiến thức về DVĐA và trang thiết bị gắp dị vật cho tuyến cơ sở, để đảm bảo có thể chẩn đoán đúng và loại trừ dị vật ngay từ tuyến cơ sở.