Nhóm giải pháp về môi trờng kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phátđầy mạnh hoạt động du lịch việt nam.doc (Trang 78 - 82)

II, Giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịchViệt Nam hớng tới năm 2010.

1. Nhóm giải pháp về môi trờng kinh doanh du lịch

1.1 Xây dựng chính sách hợp lý, thuận lợi cho phát triển du lịch

Cần phải xác định phát triển du lịch là sự nghiệp của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội. Các chính sách và nội dung phát triển du lịch phải thật thuận lợi thể hiện ở việc các cấp, các ngành, các địa phơng phải có những hỗ trợ, u tiên, tạo điều

kiện cho du lịch phát triển, trớc hết là tôn trọng pháp luật về du lịch, pháp luật bảo vệ môi trờng trong khai thác và phát triển du lịch, triển khai nghiêm túc các quy hoạch, chiến lợc phát triển du lịch, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch. Mặt khác, trong chiến lợc phát triển kinh tế quốc dân, du lịch phải đợc xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Huy động, khai thác và phát huy tối đa mọi nguồn lực, trách nhiệm cho phát triển du lịch thông qua trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Tăng cờng công tác quản lý Nhà nớc về du lịch trên phạm vi cả nớc mà cụ thể là xây dựng hệ thống Pháp luật du lịch hoàn thiện, tăng cờng công tác quy hoạch và quản lý, điều tiết thị trờng nhằm ngăn ngừa những hiện tợng tiêu cực trong kinh doanh và các hiện tợng cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng những chính sách, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể phục vụ cho việc quản lý chất lợng sản phẩm du lịch trên thị trờng nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngời tiêu dùng và uy tín của ngành, tạo cho du lịch những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

1.2 Tăng cờng huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu t

Một trong những trở ngại để phát triển du lịch nớc ta là thiếu vốn đầu t. Từ nay đến các năm về sau cần có giải pháp huy động, sử dụng vốn đầu t hiệu quả. Để đạt đ- ợc mục đích này, cần xây dựng các phơng án huy động vốn cụ thể cho từng dự án đã đợc phê duyệt. Cần khơi dậy và huy động các nguồn vốn từ nội lực trong dân cũng nh thúc đẩy các dự án đầu t nớc ngoài đã đợc phê duyệt sớm đợc triển khai. Cụ thể là:

 Tổng cục Du lịch phải phát huy hết vai trò điều tiết vĩ mô trong việc đề xuất triển khai các dự án liên quan đến du lịch, có ý kiến với Bộ Kế hoạch - Đầu t trong việc cấp giấy phép cho các dự án, cân đối các lĩnh vực cần thu hút đầu t nớc ngoài với các hình thức FDI, BOT và ODA... Tập hợp danh mục các dự án đầu t cụ thể đã đ- ợc phê duyệt để tăng cờng quảng bá các thông tin về dự án đó đến các nhà đầu t

trong và ngoài nớc kịp thời và thuận lợi. Vận dụng linh hoạt các cơ sở u đãi trong lĩnh vực đầu t du lịch theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 29/3/2002, có hiệu lực kể từ ngày 14/4/2002. Theo đó, việc đầu t xây dựng các khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái, vờn quốc gia, đầu t xây dựng khu công viên văn hoá bao gồm đầy đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí sẽ đợc hởng u đãi đầu t nh: u đãi về tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập bổ sung...

 Khi đã huy động đợc vốn đầu t cần phải sử dụng hiệu quản thông qua việc đầu t xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Chú trọng đầu t các khu du lịch có quy mô lớn. Hớng dẫn đầu t xây dựng khách sạn theo quy hoạch, hạn chế xây dựng khách sạn hoặc cơ sở lu trú có quy mô nhỏ, thiếu công trình dịch vụ, hiệu quả khai thác kém gây lãng phí.

 Các doanh nghiệp quốc doanh phải tiếp tục đợc củng cố, lành mạnh hoá tình hình tài chính, giải quyết dứt điểm công nợ tồn đọng để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Từng bớc đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp để phát huy hiệu quả vốn đầu t, cơ sở vật chất và phát hành cổ phiếu để thu hút thêm nguồn vốn phát triển doanh nghiêp.

 Đẩy mạnh việc xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch, toàn dân làm du lịch để vận động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sự nghiệp phát triển du lịch.

Thực tế cho thấy, tiềm năng du lịch chỉ là điều kiện ban đầu, nếu không tiếp tục đầu t, khai thác thì tiềm năng sẽ cạn kiệt. Hơn nữa, đầu t cho du lịch còn có thể biến một vùng nghèo tiềm năng thành điểm du lịch hấp dẫn. Tăng cờng đầu t vào du lịch chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

I.3 Đẩy mạnh hợp tác với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan và tăng cờng hơp tác quốc tế trong phát triển du lịch quốc tế trong phát triển du lịch

Nh đã phân tích ở Chơng I, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp. Sự phát triển của du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của những ngành kinh tế khác. Ngợc lại, để có một ngành Du lịch phát triển thì không thể không chú trọng phát triển các lĩnh vực khác vốn có quan hệ mật thiết với du lịch, đặc biệt là các Bộ, Ban, ngành có liên quan trực tiếp tới việc xây dựng và phát triển du lịch nh ngành Giao thông vận tải, Bu chính viễn thông, ngành Điện, ngành Nớc, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ kế hoạch và đầu t, Tổng cục Hải quan... Cụ thể là:

0Phối hợp chặt chẽ với Bộ giao thông vận tải trong việc nâng cấp hệ thống đờng xá, cầu cống, phơng tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch đến Việt Nam. Đặc biệt chú trọng đầu t nghiên cứu xây dựng hệ thống tầu điện ngầm, tàu điện trên không nhằm giải quyết tình trạng giao thông ách tắc tại các thành phố du lịch lớn. 1Chú trọng phối hợp với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trong việc quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

2Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và đầu t trong việc phê duyệt, quản lý, quy hoạch các dự án du lịch.

3Phối hợp với Bộ y tế nhằm phát triển các trung tâm chữa bệnh, giải phẫu thẩm mỹ phục vụ loại hình du lịch nghỉ dỡng, chữa bệnh...

4Phối hợp với Bộ Văn hoá thông tin nhằm đẩy mạnh việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tạo điều kiện cho loại hình du lịch văn hoá phát triển. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thơng hiệu du lịch Việt Nam.

5Phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác du lịch ở các vờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, tránh tình trạng khai thác bừa bãi dẫn đến việc phá huỷ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, góp phần phát triển du lịch bền vững.

6Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc đơn giản hoá thủ tục và giảm lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, tiến tới bỏ chế độ visa đối với một số thị trờng du lịch trọng điểm. Cùng với Tổng cục Hải quan tiến hành những biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch.

7Phối hợp với ngành Điện thực hiện giảm giá điện cho các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp khách sạn. Đây là một giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lợng các cơ sở lu trú ở nớc ta hiện nay.

8Phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch giỏi ngoại ngữ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu của chiến lợc phát triển du lịch Việt Nam hớng tởi thế kỷ 21.

Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, ngành còn cần phải chú trọng

công tác hội nhập quốc tế trong phát triển du lịch. Cụ thể là:

• Tiếp tục ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hiệp định hợp tác du lịch với các nớc trong khu vực và trên thế giới.

• Tham gia tích cực vào Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch Châu á-

Thái Bình Dơng (PATA), và các Tổ chức du lịch khác ở trong vùng và của các n- ớc khác.

• Đặt đại diện du lịch Việt nam ở những nớc là đầu mối giao lu quốc tế.

Việc nâng cao nhận thức về công tác hợp tác quốc tế về du lịch trong toàn ngành và các ngành liên quan cần phải làm trớc một bớc để chuẩn bị t tởng và hành động thống nhất cho hội nhập, biến nhận thức thành sức mạnh để chủ động hội nhập du lịch khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phátđầy mạnh hoạt động du lịch việt nam.doc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w