Tình hình một số mặt hàng tại Trung Quốc 1.Dệt may

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 33 - 34)

1 Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra BRIC là từ ghép chữ cái đầu của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng

2.6. Tình hình một số mặt hàng tại Trung Quốc 1.Dệt may

2.6.1. Dệt may

Dệt may là ngành được dựđoán có lợi ích lớn và phát triển mạnh sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhưng người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước cường độ và tốc độ phát triển của nó.

Trong năm 2009, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng cho đến nay vốn đầu tư thực tế của ngành dệt may Trung Quốc vẫn giữđà tăng trưởng liên tục.

Điển hình là nhu cầu về sợi hóa chất và các nguyên liệu khác cũng tăng lên khá

đáng kể. Trong 11 tháng đầu năm 2009, sản lượng viscose đã tăng 15,28% theo năm; sản lượng spandex cũng tăng 16,57% đó. Khi nhu cầu các nguyên liệu này tăng lên, giá cũng tăng theo. Ví dụ, giá sợi xơ ngắn Viscose đã tăng 61,64% từ tháng 1 năm 2009 đến thời điểm 08/01/2010; giá sợi polyester cũng tăng 35,58% trong suốt thời kỳ

này.

Tuy nhiên, sự đầu tư vào ngành này giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước hoàn toàn khác biệt: doanh nghiệp nội địa đầu tư khá mạnh, đặc biệt phải kểđến đóng góp của doanh nghiệp tư nhân, trong khi sựđầu tư của doanh nghiệp Đài Loan, Ma Cao và doanh nghiệp nước ngoài giảm rõ rệt. Theo thông tin từ Hiệp hội Công nghiệp dệt may Trung Quốc, từ tháng 1 – 11/2009, trong các dự án đầu tư cho tài sản cốđịnh, tổng vốn đầu tư thực tế tích lũy của ngành dệt may nước này tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ ngành dệt may luôn phát triển theo xu hướng tốt.

Mặc dù tốc độ đầu tư cho dệt may thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân công nghiệp cả nước, nhưng do ngành này có tính cạnh tranh cao nên thị phần trong nước vẫn chiếm ưu thế.

Tháng 12/2009, xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng dương (4,48%) so với cùng kỳ năm ngoái là dấu hiệu hứa hẹn một tương lai đầy tươi sáng cho ngành này trong năm 2010.

2.6.2. Chè

Trong năm 2008, Trung Quốc đã xuất khẩu 297.000 tấn chè, trị giá 682 triệu USD, chiếm 1/5 tổng mậu dịch chè toàn cầu. Trung Quốc đã xuất khẩu vào hơn 120 nước và có 80 triệu dân làm việc trong ngành chè. Tuy Trung Quốc là nước xuất khẩu chè lớn thứ 3 thế giới, nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, song nước này vẫn vấp phải nhiều thách thức trong việc xây dựng tiêu chuẩn sản xuất, hệ thống kiểm soát chất lượng và phát triển bán chè sang thị trường thế giới.

Trong năm 2010, nguồn cung chè của Trung Quốc sụt giảm khá nghiêm trọng do mùa vụ nghèo nàn – chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu ởĐại Lục kể từ năm ngoái.

Mặc khác, nhu cầu về mặt hàng này đang ngày càng gia tăng cùng với sự tăng giá của đồng nhân dân tệ khiến giá chè tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, giá các loại chè hảo hạng của Trung Quốc đã tăng từ 30 đến 50%. Giá chè Loong Cheng, một loại chè xanh chất lượng cao, cũng đã tăng 35% kể từ

tháng 4 tới nay, lên 280 HKD/75gam.

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)