Khoáng sản Than đá

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 35 - 38)

1 Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra BRIC là từ ghép chữ cái đầu của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng

2.6.4. Khoáng sản Than đá

Than đá

Trong năm 2010, Trung Quốc đã phát hiện ra mỏ than với trữ lượng khổng lồ – trên 1 tỷ tấn cùng với một trữ lượng khí đốt tự nhiên mêtan lên tới 10 tỷ m3 tại Liêu Ninh. Đây sẽ là tín hiệu lạc quan cho ngành này trong việc gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường thế giới.

Sau thời gian 6 tháng hạn hán tại các tỉnh phía tây nam làm giảm sản lượng thuỷ điện và tăng nhu cầu than đá ở các nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới – đã bắt đầu xây dựng kho dự trữ than đá. Dự trữ

than đốt nhiệt tại Qinhuangdao tính đến ngày 7/5 còn 4,88 triệu tấn. Dự trữ đã giảm 44% trong giai đoạn từ ngày 19/3 đến 30/4 vừa qua.

Tuy nhiên, Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, có khả

năng sẽ giảm mức nhập khẩu than đá hàng tháng xuống đến mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm, do nhu cầu suy yếu, và do các biện pháp hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy

bình của các nhà kinh tế học của Bloomberg, lượng than nhập khẩu có thể sẽ giảm 27% xuống còn 9,9 triệu tấn/ tháng từ mức 13,5 triệu tấn 1 tháng.

Dự báo vào năm 2015, Tiêu thụ than đá của Trung Quốc có thể sẽ giảm 63% so với tổng tiêu thụ năng lượng vào 2015, giảm 70 %. Thay vào đó, nhiên liệu phi hóa thạch sẽ cung cấp 11% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2015 và 15% năm 2020.

Kim lại đất hiếm – khoáng sản chiến lược

Trung Quốc hiện tại đã trở thành nhà độc quyền tuyệt đối về khai thác và gia công loại khoáng sản có vai trò thiết yếu trong sản xuất công nghệ cao, bao gồm samari, tecbi, lantan, lutexi, tuli và các chất khác. Đây là những thành phần chính để

tạo ra các sản phẩm như iPad, Blackberry, máy lọc nước, lazer và các loại xe hybrid. Ngoài ra, những yếu tố này còn được sử dụng phần lớn trong công nghệ sản xuất quân sự tinh vi nhất.

Đất hiếm có vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nó chính là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng để sản xuất các sản phẩm như: xe hơi động cơ hỗn hợp, các loại vũ khí siêu dẫn và chính xác.

Sắt thép, kim loại màu

Năm 2008, nước này sản xuất 500 triệu tấn thép, bằng 38% tổng sản lượng thép toàn thế giới, xuất khẩu 60 triệu tấn, bằng 15% tổng lượng thép thương mại toàn cầu. Cũng trong năm 2008, tổng công suất của các nhà máy thép Trung Quốc đã lên tới 660 triệu tấn, gấp rưỡi khả năng tiêu thụ 453 triệu tấn của thị trường Trung Quốc.

Cuối năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu chu kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sắt thép giảm xuống, giá thép trên thị trường cũng giảm theo, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sắt thép của Trung Quốc lâm vào khó khăn và năm 2009 lần đầu tiên ngành sắt thép Trung Quốc bị lỗ nặng.

Năm 2009, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 460 triệu tấn, giảm 8% so với năm trước; tiêu thụ 430 triệu tấn, giảm 5%. Chính phủ Trung Quốc phải cấp tốc ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỉ nhân dân tệ để vực dậy các ngành công

nghiệp chủ chốt, đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng lớn, nhờđó ngành thép nước này vượt qua được thời kỳ khủng hoảng và bắt đầu tái cơ cấu.

Đáng chú ý là trong năm 2009, mặc dù sản lượng thép của Trung Quốc giảm hơn 40 triệu tấn song nước này vẫn đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt nguyên liệu. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2009 Trung Quốc nhập khẩu 628 triệu tấn quặng sắt, tăng 41,5% so với năm 2008, giá bình quân là 79,8 đô la Mỹ/tấn, tổng giá trị hơn 50 tỉđô la Mỹ.

Trong số này có 262 triệu tấn quặng mua từ Úc, tăng 42,6%; 143 triệu tấn từ

Brazil, tăng 41,7%, 108 triệu tấn từẤn Độ, tăng 18%, số còn lại từ Nam Phi và nhiều nước khác. Diễn biến trái chiều giữa tăng nhập khẩu nguyên liệu và giảm sản lượng cho thấy Trung Quốc đang đầu cơ tích trữ quặng sắt để duy trì sản xuất đề phòng những biến động thị trường và trục trặc trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nhà cung cấp quặng sắt hàng đầu như Rio Tinto, BHP Billiton (Úc) và Vale S.A (Brazil)…

Theo Báo cáo “Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành thép năm 2009-2010” của Chính phủ Trung Quốc do Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh gửi về, cho biết tốc

độ tăng trưởng bình quân của ngành này là 21,1%/năm, cao gấp đôi mức tăng GDP, cho nên chỉ sau hai thập niên, Trung Quốc trở thành nước sản xuất và tiêu thụ nhiều sắt thép nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch sẽ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm tiêu thụ

nhiều năng lượng và ô nhiễm môi truờng nặng, cũng như các sản phẩm khoáng sản thiên nhiên.

Điều chỉnh đáng kể nhất phải kể đến mặt hàng thép, đặc biệt là thép tấm. Các chính sách ưu đãi về thuế trong thời gian khủng hoảng kinh tế sẽ giảm bớt hoặc xoá bỏ, theo MIIT. Hiện tại thép tấm của Trung Quốc đang được hưởng tỷ lệ bồi hoàn thuế

xuất khẩu từ 9 đến 13%. Tuy nhiên, chính phủ đang xem xét sẽ huỷ bỏ bồi hoàn thuế

xuất khẩu 9% đối với thép tấm cuốn nóng, và giảm bồi hoàn thuế với thép tấm cuốn nguội và các sản phẩm mạ thép từ 13% xuống còn 9%.

Trong khi đó, theo MIIT, thuế xuất khẩu kim loại màu và các sản phẩm thép tiêu thụ năng lượng nhiều hay ô nhiễm môi trường nặng cùng các sản phẩm khoáng sản thiên nhiên khác cũng sẽ được thay đổi, trong đó có cả vônfram, môlipđen và inđi.

“Thí dụ, phốt pho vàng, hiện đang chịu thuế xuất khẩu 35%, có thể sẽ bị tăng lên 185% - bằng mức trước khủng hoảng”, quan chức dấu tên của MIIT nói.

2.6.5. Ô tô

Trung Quốc là thị trường ô tô lớn duy nhất vẫn tăng trưởng trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất ô tô lớn nhất thế

giới, với thị phần 17,2%, vượt Đức (14,7%) và Mỹ (14,6%)

Năm 2009 đã chứng kiến cuộc “soán ngôi” ngoạn mục của Trung Quốc đối với Mỹ, trở thành thị trường xe tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung quốc, năm 2009, tổng doanh số tiêu thụ xe hơi tại quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này đạt khoảng 13,6 triệu xe, tăng 45% so với năm 2008. Đó là một kết quả rất đáng nể, vượt xa dựđoán của các chuyên gia.

Năm 2009 đánh dấu mốc là năm đầu tiên một thị trường khác “vượt mặt” Mỹ về

doanh số bán xe.Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, tốc độ đô thị hóa tăng cao, Trung Quốc được mong đợi sẽ thống trị ngôi vị thị trường ôtô hàng đầu vào năm 2020. Tuy nhiên, không đợi đến 10 năm sau, Trung Quốc đã nghễm nghệ vị trí này. Nguyên nhân chính cũng nhờ knh tế đất nước phát triển, sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và do thị trường xe Mỹ suy yếu mạnh bởi tác động của cơn bão tài chính

Theo tờ "Mannheim Morning News" của Đức, trong vài năm tới, các thương hiệu ô tô của Trung Quốc sẽ cùng thống thống trị thị trường ô tô toàn cầu rộng lớn. Sau đó, Trung Quốc sẽ dẫn đầu các trào lưu ô tô toàn cầu. Ngoài ra, trong một khoảng thời gian ngắn, các doanh nghiệp trong ngành của Trung Quốc sẽ thống trị hội chợ triển lãm ô tô toàn cầu Frankfurt tại Đức

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)