Quan hệ chính trị

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 46 - 47)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

3.1.1. Quan hệ chính trị

Hai bên xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì đều đặn các chuyến thăm và gặp gỡ bên lề hội nghị quốc tế. Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt- Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng tiếp tục được tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003); hai ngành An ninh (3/2005), Thoả thuận hợp tác biên phòng (8/2007) và Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12/2007).

Năm 2008, hai bên trao đổi các đoàn quan trọng: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm ta (4/2008); Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ thăm Việt Nam và dự “Hội nghị Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc về hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ

nhất”(12/2008); Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ

Quốc phòng Nguyễn Khắc Nghiên thăm Trung Quốc (11/2008).

Hiện nay ta có các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Hồng Kông. Tháng 11/2007, Đại sứ quán ta tại Trung Quốc mở Văn phòng Lãnh sự tại Thượng Hải.

Một phần của tài liệu Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)