Đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer.pdf (Trang 40 - 44)

Theo truyền thống, người Khmer kiếm sống chủ yếu bằng các hoạt động nông nghiệp. Trong đó thu nhập chính vẫn từ hoạt động trồng lúa, bên cạnh những hoạt động khác như trồng trọt và chăn nuôi. Một số ít có thu nhập từ tiền lương và các hoạt động thương mại.

Phần lớn những hộ khá giả có nguồn thu chính từ các hoạt động nông nghiệp, còn những hộ có thu nhập thấp do không có đất sản xuất hoặc đa số áp dụng phương pháp canh tác lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp và sản lượng

thấp, mặc dù đã chuyển từ độc canh lúa sang nuôi kết hợp các loại thủy sản và luân canh.

Bảng 11: CÁC NGUỒN THU NHẬP CHÍNH CỦA HỘ KHMER TRONG VÙNG DỰ ÁN

Nghề nghiệp

Trong dự án Ngoài dự án Chung

N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Làm ruộng 26 49,06 6 40,00 32 47,06 Trồng trọt 22 41,51 5 33,33 27 39,71 Chăn nuôi 14 26,42 2 13,33 16 23,53 Làm thuê 7 13,21 4 26,67 11 16,18 Buôn bán 7 13,21 2 13,33 9 13,24 Thủ công 2 3,77 0 0 2 2,94

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Số liệu điều tra từ 53 hộ tham dự án NCĐS và 15 hộ lận cận cho biết có 47,06% hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động trồng lúa. Đây cũng là hoạt động chính của các hộ, bên cạnh các hoạt động khác như trồng trọt (39,71%) và chăn nuôi (23,53%). Thu nhập từ các hoạt động sản xuất hàng thủ công như (may, đan đát) chiếm rất thấp (chưa đến 3%), trong khi có đến 16,18% hộ phải làm thuê do không có đất sản xuất. Những hộ làm thuê cho biết họ phải thường xuyên rời địa phương để tìm kiếm việc làm vào các vụ mùa (gặt mướn, cấy lúa mướn). Các hoạt động buôn bán như mua bán nhỏ tại nhà, chợ ... hoặc thu mua nông phẩm (chuối, dừa) để bán lại cho các đầu mối, thương lái là nguồn thu nhập của 13,24% hộ Khmer.

Ngoài ra, tỷ lệ lao động làm thuê trong dự án chiếm 13,21% thấp hơn so với những hộ không tham gia dự án (26,67%). Các hộ trong dự án cho biết, hỗ trợ của dự án đã góp phần tạo việc làm cho những đối tượng không có đất sản xuất như chăn nuôi, buôn bán nhỏ hoặc sản xuất hàng thủ công tại nhà.

Như vậy, để cải thiện đời sống đồng bào Khmer trước hết cần tăng cường hiệu quả từ các nguồn thu nhập chính. Cụ thể là các hoạt động nông nghiệp: làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi. Đối với những đối tượng không có đất sản xuất thì

tạo việc làm bằng các hoạt động có thể tiến hành tại nhà như sản xuất hàng thủ công, buôn bán nhỏ. Những hình thức này cũng có thể góp phần tạo thu nhập chung cho các hộ và tận dụng thời gian nông nhàn ở nông thôn.

Bảng 12 : TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ KHMER ĐIỀU TRA

Tiêu chí Số ngƣời

Trong dự án Ngoài dự án Chung

N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Số lao động 1 2 3,8 1 6,7 3 4,4 2 23 43,4 9 60,0 32 47,1 3 – 4 19 35,8 3 20,0 22 32,4 > 4 9 17,0 2 13,3 11 16,1 Số lao động nữ 0 0 0,0 2 13,3 2 2,9 1 28 52,8 9 60,0 37 54,4 2 16 30,2 4 26,7 20 29,4 3 – 4 6 11,3 0 0,0 6 13,3 > 4 3 5,7 0 0,0 3 5,6 Số lao động có việc làm 1 4 7,5 2 13,3 6 8,8 2 27 50,9 8 53,3 35 51,5 3 – 4 15 28,4 4 26,7 19 27,9 > 4 7 13,2 1 6,7 8 11,8

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Phần lớn hộ điều tra có từ 2 lao động trở lên, trong đó tỷ lệ hộ có 2 lao dộng chiếm cao nhất với 47,1%, số hộ có từ 3 đến 4 lao động chiếm 32,4% và trên 4 lao động chiếm 16,1%. Theo đó số lao động có việc làm tương ứng là 51,5%, 27,9% và 11,8%. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và lao động có việc làm trong từng hộ cao là điều kiện để cải thiện thu nhập cho hộ Khmer.

Các hộ trong dự án có số lao động có việc làm trên từ 3 người trở lên cao hơn so với những hộ không tham gia dự án, trong đó có các việc làm được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Số hộ có từ 3 đến 4 lao động trong dự án có việc làm

là 28,4%, trong khi hộ không tham gia dự án chỉ ở mức 26,7%. Hộ trong dự án có từ 4 lao động có việc làm trở lên chiếm 13,2% so với những hộ không tham gia dự án chỉ có 6,7%.

Tỷ lệ lao động nữ trong vùng dự án cao, với tỷ lệ mỗi hộ có 1 lao động nữ chiếm 54,4%. Đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình Khmer chiếm một phần quan trọng, củng cố sự bình đẳng của nữ giới trong cộng đồng. Những hộ không tham gia dự án chỉ có từ 1 đến 2 lao động nữ trong một gia đình, trong khi những hộ tham gia dự án có tỷ lệ lao động nữ trong mỗi hộ từ 3 đến 4 người chiếm 11,3%, từ 4 người trở lên chiếm 5,7%.

Dự án đã tạo việc làm cho những lao động nữ động bằng các hình thức chăn nuôi tại nhà, sản xuất hàng thủ công... đây là những hình thức phù hợp với sức lao động của chị em, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Sản xuất tại nhà vừa giúp phụ nữ Khmer tăng thu nhập vừa chăm lo cho đời sống gia đình.

Bảng 13: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ KHMER ĐIỀU TRA

ĐVT: đồng

Thu nhập Trong dự án Ngoài dự án Chênh lệch

Nhỏ nhất 300.000 500.000 200.000 Lớn nhất 10.000.000 5.000.000 5.000.000 Trung bình 2.279.528 1.620.000 706.698

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Theo điều tra, tỷ lệ thu nhập có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ Khmer tham gia dự án. Những hộ nghèo và cận nghèo có mức thu nhập dao động từ 300.000 đồng/tháng, trong khi có một số có mức thu nhập rất cao, lên đến 10.000.000 đồng/tháng. Mức chênh lệch này thấp hơn đối với những hộ dân không tham gia dự án. Nhưng thu nhập bình quân của những hộ không tham gia dự án thấp hơn những hộ tham gia dự án, mức thu nhập lần lượt là 1,62 triệu đồng/tháng và 2,28 triệu đồng/tháng.

Sự chênh lệch này một phần được giải thích bằng sự khác biệt về năng lực sản xuất, những hộ có khả năng tiếp thu kỹ thuật tốt và ứng dụng những tiến bộ vào sản xuất, nhờ đó năng suất và hiệu quả cao hơn. Trong khi những hộ khác do hạn chế về trình độ và tuổi tác nên sản xuất chưa đạt hiệu quả hoặc thua lỗ do

thiên tai, dịch bệnh. Những hộ có thu nhập thấp thường không có đất sản xuất, phải đi làm thuê và thường xuyên rời địa phương để kiếm sống.

Sự biệt này còn khiến khả năng tiếp cận tín dụng và các nguồn hỗ trợ của các hộ nghèo bị hạn chế, vì họ không có đủ tài sản thế chấp hoặc điều kiện để vay vốn, còn các nguồn hỗ trợ thì thường được xét theo bình quân.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer.pdf (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)