-Tình trạng tái nghèo của những hộ vừa thoát nghèo và cận nghèo : Do
quản lý chi tiêu không hiệu quả và thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất, một số hộ sau khi thoát khỏi tình trạng nghèo đói có nguy cơ tái nghèo.
Ngoài ra, các chương trình dự án tập trung phần lớn vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà còn chưa quan tâm đến những hộ cận nghèo.
-Sự biến động của thị trường: Sự biến động về giá cả của nông phẩm có xu
hướng ảnh hưởng tiêu cực do phần đông người nông dân Khmer chưa nắm đầy đủ thông tin về thị trường. Dễ thấy tình trạng được mùa mất giá và chi phí đầu vào cao khiến cho lợi nhuận thấp hoặc dẫn đến thua lỗ.
-Sự gia tăng cách biệt giàu nghèo: Tỷ lệ tăng thu nhập khác nhau giữa hộ
có thu nhập cao và thu nhập thấp khiến cho cách biệt về thụ nhập ngày một tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển kinh tế một cách bình đẳng và bền vững. Những hộ giàu thì lại có thêm nhiều thu nhập, trong khi những hộ nghèo lại tăng thu nhập rất ít.
-Lao động rời địa phương tìm việc làm thu nhập cao hơn: Tình trạng lao
động rời địa phương do thiếu cơ sở sản xuất ngày một nhiều do lao động được đào tạo tốt, nhưng lại thiếu cơ sở để hoạt động. Một phần do thu nhập thấp và thiếu vốn đầu tư nên phải đi làm thuê cho những địa phương khác có thu nhập cao hơn.
SWOT
Điểm mạnh (S)
1. Điều kiện sản xuất thuận lợi 2. Nguồn lao động dồi dào 3. Tinh thần cộng đồng cao 4. Mô hình sản xuất hiệu quả
Điểm yếu (W)
1. Trình độ dân trí thấp 2. Hạn chế về vốn
3. Mô hình áp dụng không đồng bộ 4. Thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ
Cơ hội (O)
1. Chính quyền, hội - đoàn thể quan tâm 2. Hỗ trợ của các chương trình - dự án 3. Tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến 4. Hệ thống ngân hàng phát triển
CHIẾN LƢỢC SO
1. O1,2S2: đào tạo lao động
2. O3S1: áp dụng khoa học kỹ thuật 3. O1S4: tham quan giới thiệu mô hình 4. O4S1,2: giải pháp hỗ trợ phù hợp
CHIẾN LƢỢC WO
1. O1,2,4W2: giải pháp về vốn
2. O1,2W3: quản lý mô hình sản xuất 3. O1W4: cung cấp thông tin thị trường
Thách thức (T)
1. Sự di chuyển của lao động 2. Sự biến động của thị trường 3. Tình trạng tái nghèo
4. Gia tăng cách biệt giàu nghèo
CHIẾN LƢỢC ST
1. T1S1: tạo việc làm cho lao động, xây dựng cơ sở sản xuất tại địa phương
2. T3,4S3: duy trì hoạt động nhóm sản xuất hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm.
CHIẾN LƢỢC WT
1. T4W1: cải thiện trình độ lao động 2. T2W4: giới thiệu sản phẩm
3. T3W2: cải thiện quản lý chi tiêu và đồng vốn.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH
5.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập 5.2.1.1. Giải pháp về lao động 5.2.1.1. Giải pháp về lao động
-Thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ, chú trọng nâng cao năng lực sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đào tạo lao động các kỹ năng về trồng trọt, chăn nuôi và thương mại dịch vụ.
-Tìm hiểu, áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tạo việc làm phù hợp cho lao động ở địa phương, bên cạnh việc phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cơ sở sản xuất nhằm thu hút lao động ở địa phương.
-Tăng cường các hoạt động tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm thu nhập cho người dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và hộ nghèo không có đất sản xuất, tận dụng thời gian nông nhàn.
-Thường xuyên mở các lớp tập huấn để cập nhật những kỹ thuật mới, tăng cường độ tập huấn và nội dung tập huấn nhằm cải thiện trình độ sản xuất. Có hướng dẫn thực hành cụ thể và theo dõi, kiểm tra sau khi các khóa học kết thúc.
5.2.1.2. Giải pháp về vốn
-Chính quyền địa phương và các Hội đoàn thể cần tạo điều kiện thuận lợi cho người đồng bào Khmer tiếp cận với nguồn vốn từ các chương trình dự án của tỉnh và Trung ương. Cung cấp thông tin cũng như truyền đạt về mục đích của các chương trình, dự án một cách hiệu quả để thu hút người dân tham gia và hoạt động tích cực.
-Phát triển hệ thống tín dụng ở nông thôn nhằm năng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng, gia tăng thời hạn tín dụng và hạn mức tín dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất và mùa vụ.
-Thành lập các quỹ tiết kiệm riêng với nguồn vốn cho vay xoay vòng để đảm bảo vốn vay được cung cấp cho những hộ cần thiết nhất, tạo nguồn vốn vay ổn định và dễ tiếp cận. Hình thức này cũng có thể áp dụng cho các nhóm cộng đồng có cùng hoạt động sản xuất.
-Cải thiện tình hình quản lý chi tiêu, tích lũy vốn của các hộ Khmer để mở rộng qui mô sản xuất thông qua các lớp tập huấn về quản lý kinh tế hộ. Hướng
dẫn và giám sát việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay đúng mục đích, đảm bảo các hộ sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất hiệu quả, tránh tình trạng vay vốn để thõa mãn những nhu cầu không cần thiết.
5.2.1.3. Hoạt động sản xuất
-Tiếp tục tăng cường các hình thức sản xuất có hiệu quả cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, nông hộ cần chọn lọc những hoạt động sản xuất phù hợp với khả năng của mình, tránh tình trạng áp dụng tràn lan nhiều mô hình.
-Duy trì các hoạt động nhóm cộng đồng để hỗ trợ lẫn nhau và chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất. Hoạt động sản xuất theo nhóm giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn và tránh được tình trạng gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất giữa các nhóm do áp dụng mô hình không đồng bộ.
-Xây dựng các chuyến tham quan thực tế giúp người dân học hỏi những mô hình hiệu quả trong địa phương và các tỉnh khác, nhằm giới thiệu và và nhân rộng những mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương.
5.2.1.4. Giải pháp về thị trƣờng
-Báo đài, các phương tiện truyền thông thường xuyên cập nhật các tin tức về giá cả thị trường, những biến động và xu hướng về nhu cầu tiêu dùng, giúp cho người dân có cơ sở tổ chức sản xuất phù hợp.
-Hỗ trợ người dân trong việc giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm những nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định, chống lại sức ép về giá của thương lái.
-Chính quyền địa phương xây dựng các chính sách bình ổn về giá để hạn chế chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận sản xuất. Đồng thời thường xuyên mở các cuộc triển lãm, hội chợ giới thiệu nông phẩm và các giống cây trồng mới.
5.2.1.5. Giải pháp về quản lý
-Tổ chức sản xuất đồng bộ và có biện pháp quản lý tình hình nhân rộng mô hình để đảm bảo tính hiệu quả.
-Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ và kỹ năng giao tiếp với người dân, nhất là đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
-Theo dõi địa bàn để tìm hiểu kịp thời nhu cầu và tình hình sử dụng vốn, đảm bảo đáp ứng nguồn vốn đúng đối tượng cần thiết.
-Quản lý và sử dụng tốt các nguồn hỗ trợ này, bên cạnh việc huy động những nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước
5.2.2. Đối với các chƣơng trình – dự án
Xây dựng chiến lược tiếp cận người dân hiệu quả. Ban quản lý cần truyền đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, hỗ trợ người dân trong những thủ tục cần thiết. Đồng thời dựa vào sự hỗ trợ của các hoạt động Hội – Đoàn thể để cung cấp thông tin về các chương trình, dự án cũng như giám sát, động viên người dân tham gia dự án và hoạt động tích cực.
Chú trọng đào tạo việc làm cho các đối tượng lao động có trình độ thấp, thiếu đất sản xuất và các đối tượng lao động là nữ. Nghiên cứu kỹ nhu cầu của địa phương cũng như những điều kiện tự nhiên ở địa phương để có những hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó cần hỗ trợ theo nhiều hình thức, nhất là tăng cường tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất của người dân.
Cụ thể đối với các hình thức hỗ trợ như:
-Vốn: tăng cường mức hỗ trợ đối với những hộ sản xuất có hiệu quả cũng như tăng cường mức hỗ trợ chung trên cơ sở có nghiên cứu nhu cầu về vốn của người dân trong vùng dự án. Xét duyệt vốn linh hoạt, căn cứ vào diện tích đất canh tác của từng hộ, số lượng lao động, trình độ lao động.
-Hiện vật: đảm bảo chất lượng của hiện vật hỗ trợ. Đối với các hiện vật là
vật nuôi cần hỗ trợ thêm về dịch vụ thú y, có chính sách hỗ trợ chi phí sữa chữa cho những hiện vật là máy móc có giá cao.
-Kỹ thuật: đội ngủ giảng viên nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm, các mô hình
học tập sát với thực tế và có hướng dẫn thực hành cụ thể. Tăng cường nội dung và cường độ tập huấn để nâng cao hiệu quả kinh tế cúa các hoạt động sản xuất mà hộ tham gia.
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh sau 5 năm thực hiện và triển khai đã mang lại những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Thu nhập và việc làm của người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Trong đó các đối tượng hưởng lợi được quan tâm như hộ Khmer và phụ nữ ở nông thôn đã nhận được những hỗ trợ thiết thực và hữu ích. Dự án đã để lại những bài học quý báu về công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ, đội ngũ cán bộ được đào tạo sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở địa phương trong thời gian tới, cũng như phần lớn người nông dân Khmer tham gia dự án đã học tập được những phương pháp sản xuất hiệu quả, rèn luyện tinh thần tự cường, tự lực cánh sinh nhằm đưa địa phương khỏi tình trạng đói nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc và bình đẳng.
Mặc dù công tác vận động người dân tộc gặp nhiều khó khăn như sự khác biệt về tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí thấp… nhưng với sự nhiệt tình của cán bộ địa phương và am hiểu của quản lý đã giúp nhiều hộ tự tin hơn trong sản xuất. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế của vùng tăng trưởng và thông thương với những khu vực khác, bên cạnh việc tăng cường năng lực khuyến nông giúp cho hiệu quả sản xuất và năng suất ngày một tăng cao.
Đáng kể nhất là hình thức hoạt động nhóm được áp dụng rộng rãi và người dân tích cực tham gia. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc được thực hiện tốt, tình nghĩa hàng xóm làng giềng được tăng cường, giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất thông qua những kinh nghiệm được chia sẽ, động viên nhau cùng tiến. Các hoạt động mới được áp dụng tại địa phương giúp cho nhiều hộ tăng thu nhập và độ phì nhiêu của đất nông nghiệp được cải thiện. Nhiều người dân mạnh dạn nhân rộng mô hình sản xuất và đem về lợi ích kinh tế chung cho địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cần quan tâm các vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, thiếu hụt vốn đầu tư và tạo việc làm cho lao động sau khi được đào tạo. Bên cạnh đó sự trông chờ, ỷ lại của người dân và tình trạng cán bộ quản lý thiếu hiệu quả cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả của dự án.
Nếu khắc phục tốt những vấn đề trên, quản lý và sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước thời gian tới, sẽ mang lại sự phát triển bền
vững cho tỉnh nhà, đời sống người dân nông thôn được cải thiện toàn diện trong tương lai.
6.2. KIẾN NGHỊ
Đối với các hộ Khmer
-Trong tình hình sản xuất như hiện nay, các hộ phải chủ động học hỏi thêm kiến thức khoa học kỹ thuật thay cho những kinh nghiệm đã lạc hậu. Các hộ khác chưa tham gia dự án nên học hỏi các mô hình sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao từ nhóm các hộ tham gia dự án.
-Sử dụng vốn hỗ trợ và vốn vay hiệu quả. Đối với các khoản thu có từ sự hỗ trợ của dự án, người dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tư cho giai đoạn tiếp sau đó.
-Liên kết với các hộ nông khác cùng sản xuất học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng phối hợp để chống lại sức ép về giá. Thường xuyên cập nhật thông tin và giá cả thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Đối với chính quyền địa phương
-Đối với các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thoải mái và thông thoáng hơn cho các hộ nông dân trong việc vay vốn sản xuất. Bởi vì hiện nay đa số nông hộ nhận thấy thủ tục vay mượn ở các tổ chức tín dụng còn phức tạp và qua nhiều khâu.
-Các trung tâm khuyến nông cần chú trọng nâng cao kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho các nông hộ. Bên cạnh việc đưa vào các kỹ thuật sản xuất mới cũng nên nghiên cứu kỹ tình hình địa phương để tạo ra phương pháp phù hợp mà người nông dân có thể ứng dụng được vào sản xuất, tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật.
-Ngoài ra cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân, đồng thời tạo nhiều cơ sở thu hút lao động tại địa phương, tạo thu nhu nhập và việc làm cho nông hộ trong thời gian nông nhàn. Quan tâm chỉ đạo sâu sát tình hình thực tế ở địa phương và có những định hướng phát triển phù hợp.
Đối với nhà nước
-Đối với nhà nước cần ban hành các chính sách để góp phần ổn định giá cả đầu ra và đầu vào cho sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương khi đưa ra các chính sách hỗ trợ, cũng như áp dụng ưu đãi cho đối tượng người dân tộc. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên có biện pháp hạ giá chi phí vật tư nông nghiệp trong tình hình hiện nay để giúp giảm chi phí sản xuất.
-Nhà nước cần có các chính sách về tín dụng, đầu tư, hỗ trợ việc phát triển kinh tế để kế thừa và phát huy các hoạt động của dự án NCĐS sau khi kết thúc thời gian hoạt động tại địa phương.
-Kết hợp với các chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, trong hoàn cảnh nông sản hội nhập như hiện nay cho nông dân. Để nông dân hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường cũng như đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, từ đó có hướng sản xuất phù hợp.
Đối với các chương trình và dự án:
-Triển khai những mô hình sản xuất phù hợp, có nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm cải thiện tình hình thu nhập. Quản lý các mô hình hiệu quả, xem xét lựa chọn những hoạt động cần thiết và thích hợp với từng hộ tham gia trong những vùng dự án cụ thể.
-Mở rộng hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo hoặc những hộ vừa thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo, đặc biệt là những hộ Khmer nghèo không có đất sản