Mức hỗ trợ được xét duyệt dựa trên quy mô đất sản xuất, số lao động của hộ gia đình cũng như các tiêu chí khác về hộ nghèo, phụ nữ… Tuy nhiên, mức hỗ trợ nhìn chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Hỗ trợ về vốn chỉ đáp ứng được 58% với mức 188,5 triệu đồng so với nhu cầu là 325 triệu đồng trong tổng số 53 đối tượng điều tra là hộ Khmer tham gia dự án. Phần lớn mức hỗ trợ này không đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất do diện tích đất canh tác lớn. Những chương trình, dự án khác chỉ đáp ứng được 44,3% nhu cầu về vốn của hộ tham gia.
Bảng 19: NHU CẦU HỖ TRỢ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC HỘ KHMER THAM GIA
Tiêu chí ĐVT Dự án NCĐS Dự án khác Vốn Nhu cầu tr.đ 325,0 107,8 Hỗ trợ tr.đ 188,5 47,8 Mức độ đáp ứng % 58,0 44,3 Bò
Nhu cầu Con 81 12 Hỗ trợ Con 53 6 Mức độ đáp ứng % 65,4 50,0
Máy gặt đập
Nhu cầu Cái 9 0 Hỗ trợ Cái 4 0 Mức độ đáp ứng % 44,4 0 Tập huấn Nhu cầu Lần 352 39 Hỗ trợ Lần 300 32 Mức độ đáp ứng % 85,2 82,1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Nhu cầu hỗ trợ về bò giống của các hộ tham gia dự án được đáp ứng 65,4%, cao hơn so với những hộ tham gia các chương trình dự án khác (50%). Tuy nhiên nhiều hộ cho biết chất lượng bò giống chưa đồng đều và thời gian nhận hỗ trợ lâu.
Trong các hình thức hỗ trợ thì hỗ trợ hiện vật là máy gặt đập có chi phí cao nhất, bình quân một máy gặt đập có giá từ 160 triệu đồng trở lên. Số liệu điều tra cho biết, hỗ trợ về máy gặt đập cho các hộ Khmer tham gia chỉ đáp ứng được 44,4%. Những chương trình và dự án khác chưa hỗ trợ được mức chi phí cao như vậy và người dân ở ngoài dự án cũng không có nhu cầu, do vận hành máy gặt đập đòi hỏi tập huấn chuyên sâu về máy móc, bên cạnh đó chi phí sữa chữa rất tốn kém và phần lớn giao thông nông thôn không thuận lợi cho vận chuyển.
Nhu cầu tập huấn được đáp ứng cao nhất với 85,2% nhu cầu được dự án hỗ trợ, nhất là về các nội dung về trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, biện pháp trồng lúa “3 giảm 3 tăng” và “Trồng rau an toàn” được đánh giá cao, bên cạnh các lớp về “Nuôi bò sinh sản” và “Nuôi bò vỗ béo”. Những kiến thức căn bản đã được áp
dụng hiệu quả, tuy nhiên, phần thực hành còn chưa đáp ứng được nhu cầu do bộ phận người dân này có trình độ thấp, khó tiếp thu và ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất luôn thay đổi, những lớp tập huấn thường niên và dài hạn nên được tổ chức đều đặn và thường xuyên hơn.
4.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH
Mục đích của dự án là nâng cao thu nhập cho người dân Khmer thông qua việc tăng năng suất, đa dạng hóa cây trồng có giá trị cao và thông qua việc phát triển mô hình doanh nghiệp nông thôn, tạo nhiều cơ hộ việc làm cho người dân và đảm bảo thu nhập cho các hộ gia đình cũng như đem lại cơ hội mà không phải di cư lên thành phố.
Dự án còn tăng cường cơ hội để phụ nữ có thể tham gia vào việc bảo đảm an toàn lương thực và tạo thu nhập cho gia đình, bên cạnh tạo ra môi trường tích cực hơn cho việc phát triển thương mại và công nghiệp tư nhân ở nông thôn cũng như giúp các doanh nghiệp mới phát triển trong lĩnh vực này.
Nhiều hoạt động giúp người dân tạo thu nhập đã được dự án thực hiện, người dân vay vốn bằng tiền mặt hoặc hiện vật từ Quỹ phát triển cộng đồng, ngoài ra các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cũng được thực hiện để người dân sử dụng vốn có hiệu quả. Sự hỗ trợ của dự án đã góp phần giải quyết một số khó khăn về vốn trong sản xuất, hạn chế việc vay vốn nặng lãi bên ngoài.
4.3.1. Tác động của dự án đến thu nhập của ngƣời Khmer
Qua điều tra, các nhóm hộ tham gia dự án đã tự đánh giá thu nhập của họ được cải thiện, các hoạt động sinh kế mới đã có hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ lệ hộ tham gia dự án tăng thu nhập trong vòng 5 năm qua là 86,79%, những hộ không tham gia dự án chỉ có 80% tăng thu nhập trong thời gian qua, số còn lại thì không tăng hoặc thu nhập giảm. Kiểm định Mann – Whitney ở mức ý nghĩa 10% cho thấy mức tăng thu trung bình của những hộ tham gia dự án cao hơn so với những hộ không tham gia dự án (Phụ lục3).
Bảng 20: SỰ THAY ĐỔI THU NHẬP CỦA HỘ THEO ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI DÂN
Thay đổi thu nhập trong 5 năm qua Tham gia dự án Không tham gia dự án Tăng lên 86,79 80,00 Không tăng 13,21 20,00 Mức tăng trung bình 36,67 26,83
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Bình quân trong vòng 5 năm qua hộ tham gia dự án có mức tăng thu nhập là 36,67%. Những hộ có thu nhập tăng cho biết phần lớn là nhờ vào các hoạt động của dự án, những hộ khác thì cho biết hoạt động sản xuất không hiệu quả do dịch bệnh, thiên tai, trong khi các chi phí đầu vào gia tăng còn đầu ra thì do thiếu thông tin thị trường nên bị ép giá hoặc mất giá.
Bảng 21: THU NHẬP CỦA HỘ KHMER TRƢỚC VÀ SAU KHI THAM GIA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG
ĐVT: 1000 đồng
Khoản mục Trƣớc dự án Sau dự án Chênh lệch trƣớc - sau
Bình quân 1.801 2.327 526 Cao nhất 7.629 10.000 2.371 Thấp nhất 200 300 100 Chênh lệch cao - thấp 7.429 9.700 2.271
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ tham gia dự án tăng từ 1,801 triệu/tháng lên 2,327 triệu/tháng. Những hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất cũng tăng thu nhập với tỷ lệ khác nhau làm cho sự cách biệt về thu nhập tăng từ mức 7,249 triệu đồng/tháng lên 9,700 triệu đồng/tháng. Nhìn chung sự chênh lệch này đặt ra nhiều vấn đề cho công tác hỗ trợ, vì vừa phải đảm bảo mức hỗ trợ công bằng giữa các hộ trong dự án, vừa phải đảm bảo hỗ trợ dựa theo năng lực
sản xuất để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, cũng như hỗ trợ kịp thời đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Bảng 22: TÌNH HÌNH THU NHẬP CHUNG CỦA HỘ ĐIỀU TRA
ĐVT: đồng
Thu nhập Kinh Khmer Chênh lệch
Kinh - Khmer Tình hình chung Thấp nhất 100.000 300.000 200.000 100.000 Cao nhất 30.000.000 10.000.000 20.000.000 30.000.000 Trung bình 2.894.329 2.134.044 760.285 2.725.927
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Thu nhập bình quân chung của hộ Khmer là 2,13 triệu/tháng, thấp hơn hộ người Kinh trong vùng dự án 760.280 đồng/tháng và thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của toàn bộ hộ dân trong vùng dự án là 2,73 triệu/tháng, trong khi người kinh có mức thu nhập cao hơn mức trung bình của dự án. Kết quả bằng kiểm định Mann – Whitney (Phụ lục 1) ở mức ý nghĩa 5% cho biết có sự khác biệt về mức thu nhập bình quân giữa hộ Khmer và hộ người Kinh trong vùng dự án. Sự khác biệt về thu nhập này được giải thích bằng mô hình phân tích phân biệt được trình bày như sau.
i. Phân tích phân biệt về thu nhập của các hộ điều tra
Mô hình phân tích phân biệt được dùng để xác định các yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa thu nhập của các hộ Khmer và các hộ khác trong vùng dự án.
Biến phụ thuộc (D) là thu nhập của hộ trong vùng dự án. (1): Hộ người Kinh
(2): Hộ người Khmer
Các biến độc lập đưa vào trong mô hình bao gồm -(X1): Tuổi của chủ hộ
-(X2): Giới tính của chủ hộ
-(X3): Trình độ học vấn của chủ hộ -(X4): Số nhân khẩu của hộ
-(X6): Số lao động nữ của hộ
-(X7): Số lao động có việc làm và đóng góp vào thu nhập chung của hộ -(X8): Có tham gia dự án NCĐS (1), không tham gia dự án NCĐS (0) -(X9): Số hoạt động của hộ khi tham gia một chương trình hoặc dự án. Ví dụ như: chăn nuôi bò, trồng màu, buôn bán nhỏ,...
-(X10): Mức độ hỗ trợ của một chương trình hoặc dự án cho hộ trong một năm. Hỗ trợ bao gồm tiền mặt và các hỗ trợ hiện vật được quy về tiền mặt theo giá trị tài thời điểm nhận hỗ trợ.
-(X11): Số nội dung hộ được tập huấn khi tham gia vào một hoạt động của dự án hoặc chương trình trong một năm.
-(X12): Số khóa tập huấn mà hộ tham dự khi tham gia vào một chương trình hoặc dự án trong một năm.
Bảng 23: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÂN BIỆT VỀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Biến Giải thích Wilks’
Lamba
Hệ số
chuẩn hóa Sig.
X1 Tuổi 0,998 -0,004 0,441 X2 Giới tính 1,000 -0,212 0,754 X3 Trình độ học vấn 0,952 0,597 0,000 X4 Nhân khẩu 0,989 -0,287 0,102 X5 Số lao động 0,991 0,280 0,126 X6 Lao động nữ 0,983 -0,452 0,041 X7 Lao động có việc làm 0,992 -0,101 0,165 X8 Có tham gia dự án NCĐS 0,998 0,134 0,462 X9 Số hoạt động hộ tham gia 0,983 0,382 0,039
X10 Mức hỗ trợ (đồng) 0,996 0,153 0,316 X11 Số nội dung tập huấn 0,924 0,570 0,000
X12 Cường độ tập huấn 0,999 0,127 0,599
Trong bảng Wilks’ Lambda (Phụ lục 2), trị số của đại lượng Wilks’ Lambda là 0,841 tương đương với đại lượng chi-square là 41,947 với 12 bậc tự do và có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn mức 0,05. Do đó, có sự phân biệt giữa nhóm người Kinh và Khmer.
12 biến giải thích trong mô hình có 4 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là trình độ học vấn, số lao động nữ, số hoạt động hộ tham gia và số nội dung hộ được tập huấn.
Giải thích kết quả trong mô hình:
Dựa vào hệ số chuẩn hóa (Standardized Canonical Discriminant Function
Coeffients – phụ lục 2) của các biến (càng lớn càng đóng góp nhiều hơn vào khả
năng phân biệt của hàm) ta thấy biến trình độ học vấn (0,597) là biến có ảnh hưởng lớn nhất trong việc tạo ra sự khác biệt trong thu nhập giữa người Kinh và người Khmer, tiếp theo đó là số nội dung được tập huấn (0,57) và số hoạt động hộ tham gia trong một chương trình hoặc dự án.
Kết luận:
-Sự khác biệt về trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập do trình độ học vấn có liên quan đến khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm tăng thu nhập.
-Số nội dung được tập huấn cần thiết có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả chung của nó. Tiến độ và thời điểm triển khai những nội dung tập huấn cũng có tác động đến kết quả sản xuất của một số hoạt động. Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất và thu nhập của hộ.
-Số hoạt động hộ tham gia trong một chương trình hoặc dự án góp phần cải thiện các nguồn thu nhập của hộ, những hoạt động hiệu quả làm tăng thu nhập của hộ, trong khi một số hoạt động lại dẫn đến thua lỗ do một số nguyên nhân khách quan như thời tiết, thị trường, dịch bệnh... hoặc chủ quan như: khả năng tiếp thu và ứng dụng những kỹ thuật mới, hộ tham gia không thể quan tâm đầy đủ do tham gia quá nhiều hoạt động.
4.3.2. Tác động của dự án đến hoạt động tạo thu nhập của ngƣời Khmer 4.3.2.1. Tác động của dự án đến việc làm của ngƣời Khmer
Dự án đóng góp đến công tác tạo việc làm cho người dân qua các hoạt động sản xuất mà nhóm tham gia. Thông qua việc hỗ trợ vốn giúp mở rộng qui mô sản xuất và thu hút lao động tại địa phương. Các lớp tập huấn về sản xuất hàng thủ công tạo việc làm cho phụ nữ...
Từ khi tham gia dự án NCĐS số lao động có việc làm của các hộ tham gia tăng. Tỷ lệ hộ có lao động được tạo việc làm từ các hoạt động của dự án chiếm 34%, những hộ không tham gia dự án chỉ 33,3% có lao động được tạo việc làm. Nhìn chung, tỷ lệ lao động được tạo việc làm trong thời gian qua không có sự khác biệt lớn giữa các dự án, tuy nhiên tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm khi tham gia dự án chiếm 26,4%, cao hơn so với những hộ không tham gia dự án là 13,3%. Việc làm của phụ nữ Khmer ở nông thôn được dự án NCĐS quan tâm và cải thiện tốt hơn so với những dự án và chương trình khác.
Bảng 24: ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI KHMER
Mức độ ĐVT Dự án NCĐS Dự án khác
Tỷ lệ hộ tăng lao động có việc làm % 34,0 33,3 Tỷ lệ hô tăng lao động nữ có việc làm % 26,4 13,3 Số lao động của hộ có việc làm Người 0,6 0,5 Số lao động nữ của hộ có việc làm Người 0,4 0,1
Nguồn:Số liệu điều tra năm 2010
Số liệu điều tra cho biết bình quân mỗi hộ có 0,6 lao động được tạo việc làm từ dự án, con số này đối với những hộ không tham gia dự án là 0,5 người/hộ. Bình quân mỗi hộ tham gia dự án thì có thêm 0,4 lao động nữ có việc làm, những hộ tham gia dự án khác thì chỉ có 0,1 lao động nữ có thêm việc làm.
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện đời sống của cộng đồng Khmer, các chương trình tập huấn của dự án đã góp phần nâng cao chất lượng, trình độ lao động từ đó tạo những việc làm phù hợp với địa phương.
4.3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật
Về tập huấn kỹ thuật sản xuất, dự án đã giúp cộng đồng thay đổi phương pháp sản xuất từ độc canh cây lúa sang luân canh cây màu, mặc dù có những hộ chưa mạnh dạn trong việc đưa những cây trồng mới về áp dụng tại địa phương (như cây đậu phộng) nhưng thay vào đó, hộ đã biết trồng xen canh các loại cây màu khác như bắp, bầu, bí, dưa, rau cải… Trên 53% các hộ tham gia dự án được tập huấn về trồng trọt, trong đó tỷ lệ hộ Khmer được tập huấn chiếm 66%. Có thể nói đây là một bước chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cộng đồng sau khi được tập huấn nói riêng và tham gia vào tổ nhóm của dự án nói chung.
Ngoài ra, Dự án còn tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật có sự tham gia của người dân như: lớp học trên đồng ruộng, tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn … để giúp cho người dân có thể thấy được tầm quan trọng của họ trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Hình 4: Các nội dung hỗ trợ kỹ thuật của dự án Nâng cao Đời Sống
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Bên cạnh đó, để trang bị kiến thức và giúp cho cộng đồng phát huy tốt tiềm lực trong chăn nuôi bò thịt, Ban thực hiện dự án cũng phối hợp với phòng Nông nghiệp và Sở nông nghiệp tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về vỗ béo bò thịt cho
cộng đồng nhằm giúp họ áp dụng các kỹ thuật và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm như rơm, rạ, thân bắp, ngọn mía vào trong chăn nuôi; thông qua các buổi thực hành ủ rơm, làm đá liếm… 64,2% hộ Khmer tham gia dự án được phỏng vấn đã tham gia các khóa tập huấn này.
Các lớp tập huấn xung quanh vấn đề quản lý tổ chức nhóm, xây dựng tầm nhìn nhóm giúp cho thành viên hiểu được thế nào là nhóm, nhóm mạnh, các điều