- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao
c. Hành động trái với đạo đức và pháp luật BÌNH LUẬN
BÌNH LUẬN
Điều 3.1 quy định rõ là không phải bất kì nguyên nhân dẫn đến vô hiệu nào của hợp đồng trong các hệ thống luật khác nhau đều được điều chỉnh trong PICC. Cụ thể là vấn đề thiếu năng lực hành vi, hay giao kết hợp đồng khi không được uỷ quyền, hoặc những giao dịch được thực hiện có nội dung trái với thuần phong mĩ tục, trái đạo đức hoặc bất hợp pháp. Nguyên nhân của việc lại trừ
những trường hợp này ra khỏi PICC là vì những vấn đề này rất phức tạp. Đó là những vấn đề về tư
cách chủ thể, vềđại diện và nguyên tắc tôn trọng đạo đức và truyền thống tốt đẹp. Vì PICC được áp dụng một cách khác nhau trong các hệ thống luật pháp khác nhau, nên những vấn đề nhưultra vires, thẩm quyền của đại diện và khả năng gây hậu quả pháp lý cho người đại diện, cũng như
hành vi của một giám đốc trong việc có thể ràng buộc hậu quả pháp lý cho công ty của họ, hoặc là giao dịch có nội dung bất hợp pháp và vô đạo đức của một hợp đồng, vẫn tiếp tục được áp dụng bởi luật áp dụng của từng nước.
Điều 3.2
(Hiệu lực của hợp đồng)
Hợp đồng được giao kết, sửa đổi hoặc chấm dứt chỉ bằng thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng là có hiệu lực, mà không cần thêm một điều kiện nào khác.
BÌNH LUẬN
Mục đích của Điều 3.2 là để giải thích rõ ràng chỉ cần sự thoả thuận của các bên là đủđể
việc giao kết, sửa đổi, hoặc chấm dứt một hợp đồng có hiệu lực, mà không cần phải có những điều kiện nào khác như một số luật trong nước quy định.
1.Nguyên nhân của hợp đồng không phải là điều kiện bắt buộc
Trong hệ thống luật Ango saxon, nguyên nhân(consideration) thường được coi là điều kiện tiên quyết để một hợp đồng có hiệu lực được thực hiện cũng nhưđược thay đổi hoặc chấm dứt bởi các bên.
Mặc dù vậy, trong các hợp đồng thương mại, những yêu cầu này thường không có giá trị
thực tế, vì trong hoàn cảnh này các bên luôn luôn phải thực hiện các nghĩa vụđược đặt ra, bất kể
có nguyên nhân hay là không. Chính vì vậy, mà Điều 29(1) của CISG đã loại bỏ việc yêu cầu hợp
đồng thương mại quốc tế cần phải có nguyên nhân để có thể thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt bởi các bên. Điều 3.2 mở rộng cách giải quyết cho việc giao kết, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng thương mại quốc tế giữa các bên, trên thực tế chỉ là việc quy nạp PICC đã được chấp nhận từ
trước trong CISG nhằm làm tăng hiệu lực pháp lý của hợp đồng và làm giảm những tranh chấp có thể phát sinh sau này.
2.Mục đích của hợp đồng cũng không phải là điều kiện bắt buộc
Điều 3.2 loại trừ những yêu cầu về việc giao kết hợp đồng phải có mục đích (còn gọi là khách thể hay causal) theo quy định của một vài nước theo hệ thống luật dân sự, và trên thực tế
mục đích này cũng có vai trò như là nguyên nhân được yêu cầu trong các hệ thống luật Anglo- Saxon.
Ví dụ
1.Theo yêu cầu của A một khách hàng người Pháp, ngân hàng B ở Paris ký giấy bảo lãnh cho C – một đối tác của A ở Anh. Cả B và A đều không thể viện dẫn rằng hợp đồng thiếu nguyên nhân hay yêu cầu phải có mục đích của đơn bảo lãnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý là Điều 3.2 không liên quan đến những hậu quả phát sinh từ những khía cạnh khác của mục đích, ví dụ những mục đích bất hợp pháp. Xem Điều 3.3.
3.Các thoả thuận chung về hợp đồng
Một vài hệ thống luật dân sựở các nước vẫn còn giữ những kiểu hợp đồng "thực tế", chẳng hạn hợp đồng chỉ có giá trị khi vật được chuyển giao. Cách hiểu này không tương đồng với nhận thức kinh doanh hiện nay, cũng như không đáp ứng nhu cầu thực tế và do vậy cũng bị loại trừ khỏi
Ví dụ
2.Hai thương gia người Pháp, A và B, đồng ý cho C, một nhà kinh doanh bất động sản, mượn 300.000 FRF vào ngày 2 tháng 7. Đến ngày 25 tháng 6, A và B bất ngờ thông báo với C là họ cần tiền cho công việc kinh doanh của họ. C có quyền đòi A và B phải cho mình vay, mặc dù hợp đồng vay mượn được coi là hợp đồng "thực tiễn" theo luật của Pháp.
Điều 3.3
(Những việc không thể thực hiện được từđầu)
1.Bản thân việc một hợp đồng, không thể nào thực hiện được vào thời điểm giao kết hợp đồng, không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
2.Bản thân việc một bên trong hợp đồng, không có quyền định đoạt tài sản liên quan đến hợp đồng vào thời điểm giao kết hợp đồng, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
BÌNH LUẬN
1.Không thể thực hiện hợp đồng ngay từđầu
Ngược với một số hệ thống luật pháp trên thế giới, thường coi một hợp đồng mua bán là vô hiệu, nếu như hàng hoá được bán đã bị tiêu huỷ vào thời điểm giao kết hợp đồng; Khoản (1) của
Điều 3.3, phù hợp với xu hướng hiện đại, quy định rằng việc không thể thực hiện được nghĩa vụ
vào thời điểm giao kết hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực giao kết của hợp đồng.
Vì việc không thể thực hiện được hợp đồng vào lúc đầu là khác với việc không thể thực hiện
được sau khi giao kết hợp đồng nên một hợp đồng vẫn có hiệu lực thậm chí nếu tài sản liên quan
đến hợp đồng bị tiêu huỷ vào thời điểm giao kết hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh từ
một (hoặc cả hai) bên về việc không thể thực hiện hợp đồng có thểđược xác định theo quy tắc về
việc vi phạm. Theo quy tắc này, hai bên phải cân nhắc kỹ, ví dụ như, xem xét người có quyền (hoặc bên có nghĩa vụ) đã biết về khả năng không thể thực hiện hợp đồng vào thời điểm giao kết hợp
đồng hay không.
Qui tắc được trình bày trong Khoản (1) cũng loại bỏ những nghi ngờ về hiệu lực của hợp
đồng mua bán hàng hoá sẽđược sản xuất trong tương lai.
Nếu việc không thể thực hiện được ngay từđầu là do luật pháp ngăn cấm (ví dụ cấm vận về
xuất nhập khẩu), thì hiệu lực của hợp đồng tuỳ thuộc vào việc liệu luật ban hành có đưa đến việc vô hiệu hoá hợp đồng hoặc chỉ ngăn cấm việc thực hiện hợp đồng đó.
Khoản (1) còn xoá bỏ một qui tắc quy định trong một số hệ thống luật dân sự, theo đó khách thể của hợp đồng phải là hành vi hoặc dịch vụ có thể thực hiện được.
Điều 3.3 cũng xoá bỏ một qui tắc của một số hệ thống luật dân sự, yêu cầu sự tồn tại của mục đích trong các hợp đồng, vì khi hợp đồng không thểđược thực hiện, thì mục đích thực hiện của đối tác là không có. Xem Điều 3.2.