1.1. Khái niệm hệ thống GD
Theo quan niệm rộng thì hệ thống GD gồm hệ thống nhà trường, hệ thống các cơ quan văn hóa – GD ngoài nhà trường và hệ thống cơ quan quản lý GD và các cơ quan nghiên cứu khoa học về GD và dạy học.
Thông thường khi nói đến hệ thống GD là nói đến hệ thống nhà trường vì nhà trường là hạt nhân của hệ thống GD theo quan niệm rộng.
Vì vậy, theo quan niệm hẹp thì hệ thống GD là tập hợp các loại hình GD (hoặc loại hình trường) được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo các bậc học từ thấp đến cao (từ mầm non đến đại học và sau đại học).
Tổ chức UNESCO đã tổng kết và cho thấy hệ thống GD của các nước đều có các bậc học cơ bản sau:
- Bậc 0: Trước tuổi học - Bậc 1: Tiểu học
- Bậc 2: Trung học cơ sở - Bậc 3: Trung học phổ thông - Bậc 4: Sau trung học
- Bậc 5: Giai đoạn đầu của GD đại học. - Bậc 6: Giai đoạn hai của GD đại học.
1.2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống GD
1.2.1. Cơ sở phương pháp luận về xây dựng và phát triển hệ thống GD - Xây dựng hệ thống GD trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, của nền
Yêu cầu SV thống kê các cấp học, bậc học ở Việt Nam và tìm cách thể hiện bằng sơ đồ Thuyết trình và hướng dẫn SV tự học Vẽ sơ đồ hệ thống các cấp học và bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đọc thêm tài liệu, có vấn đề gì thì đề nghị giải đáp
văn hóa dân tộc, của xu thế phát triển của thời đại. 1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống GD.
- Hệ thống GD phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học của đất nước, đồng thời phải có khả năng đáp ứng tốt các mục tiêu của chiến lược phát triển theo giai đoạn của quốc gia. - Đảm bảo tính định hướng chính trị và sự quản lý của Nhà nước về GD.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, tính liên tục, liên thông nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.