Môi trường và sự phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Giáo trình Giáo dục học đại cương (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý Giáo dục học) (Trang 33 - 35)

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

2.2.Môi trường và sự phát triển nhân cách

Môi trường là hệ thống những hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, xã hội tác động đến cuộc sống và hoạt động của con người.

Phân chia một cách khái quát nhất, có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:

- Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lý, sinh thái. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, đến cuộc sống và hoạt động của con người.

- Môi trường xã hội ở phạm vi rộng đó là chế độ chính trị-xã hội, thể chế kinh tế, chính sách, nền văn hóa của quốc gia. Ở phạm vi hẹp, đó là một bộ phận của môi trường lớn, hay còn gọi là hoàn cảnh- cái trực tiếp tác động đến cuộc sống của các cá nhân. Môi trường nhỏ đó là các mối quan hệ gia đình, nhà trường, nhóm bạn, địa phương, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị …. của nơi sinh sống. Sự hình thành và phát triển nhân cách chủ yếu chịu sự tác động của môi trường xã hội.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và sự bùng nổ thông tin, mọi người được tiếp xúc với các thông tin đa dạng và phong phú từ các phương tiện truyền thông như báo trí, đài, ti vi, internet… Dù chỉ cư trú trong một môi trường nhỏ hẹp nhưng nếu qua các phương tiện trên, cá nhân vẫn có thể tiếp xúc với rất nhiều thông tin đến từ khắp nơi trên thế giới, từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

 Vai trò của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:

Môi trường là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách. - Con người, dù khi sinh ra bình thường, có các tư chất người nhưng nếu không sống trong xã hội loài người thì sẽ không trở thành con người thực thụ. Các trường hợp trẻ em bị lạc, được thú rừng nuôi dưỡng đã chứng minh điều này.

ánh, tác động tới con người với tư cách là chủ thể phản ánh, sự tác động này để lại các dấu vết trên vỏ não, đặc biệt là các giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội sẽ tác động đến đứa trẻ thông qua các hoạt động khác nhau sẽ có thể được lưu giữ, củng cố và có thể trở thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Lênin đã nói rất hình ảnh rằng: cùng với dòng sữa mẹ, đứa trẻ hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên

- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân chiếm lĩnh các giá trị của xã hội, biến nó thành giá trị của bản thân.

- Môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội đề ra các chuẩn mực, các quy tắc, các yêu cầu cho các cá nhân. Các cá nhân phải biết tiếp nhận và hình thành những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của môi trường để thích ứng với nó.

- Sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng mạnh mẽ, phức tạp và tùy theo mỗi chủ thể, mỗi giai đoạn. Nhưng không phải con người hoàn toàn tiếp nhận tất cả các tác động của môi trường một cách cơ học, máy móc. Thông thường, sự tác động của môi trường đến cá nhân mạnh mẽ nhất khi cá nhân chưa có ý thức hoặc ý thức chưa phát triển hoàn toàn, vì thế mà gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Khi cá nhân ý thức được về các giá trị thì sự tiếp thu này sẽ có chọn lọc. Khi ý thức đã phát triển, có khả năng phân tích và lựa chọn, nên con người sẽ tiếp thu chọn lọc các tác động của môi trường, vì vậy không phải lúc nào con người cũng thụ động trước hoàn cảnh. Nói cách khác, ở một thời điểm nào đó việc tiếp nhận các tác động của môi trường còn tùy thuộc vào quan điểm, niềm tin, nhu cầu, các thuộc tính của cá nhân. Vì thế có trường hợp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

- Môi trường tác động đến con người nhưng con người cũng có thể tác động trở lại và cải tạo môi trường. Mác nói: hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh. Vì vậy, con người bằng tính tích cực của mình cần phải cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu và lợi ích của mình. Những gì tốt đẹp thì giữ lại, những gì còn chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù hợp, những gì lạc hậu thì kiên quyết loại bỏ. Cải tạo cái xấu, tạo dựng cái tốt đẹp hơn cho xã hội chính là tạo ra môi trường GD tốt cho con người.

Kết luận:

Nghiên cứu con người phải nghiên cứu hoàn cảnh sống của họ; GD con người phải thống nhất với việc cải tạo xã hội; phải GD cho trẻ

khả năng đề kháng với những yếu tố tiêu cực của môi trường, lựa chọn và tiếp thu có chọn lọc các tác động của môi trường, không nên lúc nào cũng hạn chế và ngăn cấm trẻ tiếp xúc với bên ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giáo dục học đại cương (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý Giáo dục học) (Trang 33 - 35)